Vai trò đặc biệt quan trọng của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN
Đây là một trong các tọa đàm liên quan đến ba trụ cột của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Văn hóa - Xã hội để chuẩn bị cho phiên giải trình về Cộng đồng ASEAN dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18-8.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng nhấn mạnh, trải qua gần 5 thập kỷ phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang hướng tới dấu mốc mới, có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Đó là việc chính thức hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12 tới.
Cộng đồng ASEAN sẽ mang đến một sức sống mới, một hơi thở mới sinh động cho toàn bộ khu vực vì lợi ích của hơn 600 triệu dân ASEAN và khu vực. Do đó, tọa đàm lần này là cơ hội để các đại biểu cập nhật thông tin, trao đổi, thảo luận đóng góp ý kiến, góp ý xây dựng chính sách, pháp luật để tiếp tục hội nhập, sâu, rộng, thực chất hơn nữa trong ASEAN, phát huy tối đa lợi thế tiến trình hội nhập quốc tế mang lại.
Trình bày về tổng quan Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN và sự tham gia của Việt Nam, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, ASEAN sẽ là một Cộng đồng “gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và chia sẻ trách nhiệm xã hội”, dựa trên ba trụ cột vững chắc là Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC), đồng thời tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò trung tâm và đóng góp tích cực của mình cho hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực.
Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là hướng tới trở thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến Chương ASEAN nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia và không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài,...
Về Cộng đồng Chính trị - An ninh, đại diện Bộ Ngoại giao chia sẻ, Cộng đồng ASEAN nhằm nâng cao hợp tác chính trị, an ninh giữa các nước thành viên, với sự tham gia và đóng góp của các đối tác bên ngoài, nhằm bảo đảm cho các nước ASEAN chung sống hòa bình với nhau và với thế giới bên ngoài trong một môi trường công bằng, dân chủ và hòa hợp.
Cộng đồng Chính trị - An ninh thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện về an ninh, gồm cả các khía cạnh chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường; tăng cường hợp tác chính trị, xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử chung; thúc đẩy xu hướng không sử dụng vũ lực và giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; ngăn ngừa và giải quyết xung đột; mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài và giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.
Tại tọa đàm, các đại biểu thống nhất cho rằng, Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN là trụ cột có vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh tình hình an ninh chính trị khu vực diễn biến phức tạp, nhất là căng thẳng trên Biển Đông đòi hỏi các nước ASEAN cần củng cố sự đoàn kết nâng cao vai trò trung tâm cũng như vị thế của ASEAN trong giải quyết các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế.
Các đại biểu cũng tập trung thảo luận về tổng quan Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN; triển vọng và những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam; kế hoạch phát triển trong tương lai của cộng đồng, thảo luận, đóng góp ý kiến về xây dựng các biện pháp để Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào ASEAN./.
Chú trọng yếu tố biến đổi khí hậu trong Luật Khí tượng thủy văn  (13/06/2015)
WHO cảnh báo dịch MERS ở Hàn Quốc trên diện rộng và phức tạp  (13/06/2015)
Kyodo: Trung Quốc có kế hoạch xây căn cứ giám sát Senkaku  (13/06/2015)
Công bố chương trình sách giáo khoa mới sau kỳ thi tốt nghiệp THPT  (13/06/2015)
Phó Thủ tướng giải trình trước quốc hội về chống tham nhũng  (13/06/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên