8 ngân hàng châu Âu thỏa thuận hỗ trợ tài chính lẫn nhau
Trong nỗ lực cứu hệ thống ngân hàng đang chìm đắm trong "cơn bão tài chính" và tăng cường lòng tin, ngày 16-10,8 ngân hàng châu Âu đã ký thỏa thuận cho nhau vay tới 15 tỉ euro.
Theo thông báo của Credit Agricole, ngân hàng lớn nhất của Pháp, ngân hàng này và 7 ngân hàng khác thuộc Nhóm Unico (gồm DZ Bank của Đức, ICCREA của I-ta-li-a, Pohloja của Phần Lan, Rabobank của Hà Lan, Raiffeisen Zentralbank của Áo, Raiffeisen Thụy Sĩ và Banco Coooperativo của Tây Ban Nha) đã thỏa thuận "cho nhau vay tiền và mở lại các kênh dịch vụ tín dụng ngân hàng không được bảo lãnh" với các khoản cho vay thời hạn tới 3 tháng và các dịch vụ tín dụng tổng cộng trị giá từ 10 đến 15 tỷ euro.
Thỏa thuận cho vay liên ngân hàng này rất quan trọng để các ngân hàng có thể cứu những khoản vay thương mại của họ, thông qua đó quyết định khả năng tín dụng của các ngân hàng. 8 ngân hàng trên chiếm tới 1/5 khu vực ngân hàng bán lẻ ở châu Âu với 110 triệu khách hàng tại hơn 40.000 chi nhánh.
Trong một động thái khác liên quan tới cuộc khủng hoảng tài chính đang trở nên trầm trọng ở châu Âu, ngày 16-10, U-crai-na và Hun-ga-ri tiến hành đàm phán khẩn cấp với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để tìm kiếm sự hỗ trợ giúp hai nước này tránh rơi vào tình trạng tài chính rối loạn như Iceland.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi xảy ra khủng hoảng tín dụng trên toàn cầu trong 15 tháng qua, một tổ chức tài chính quốc tế như IMF đã đồng ý giúp đỡ bảo lãnh các nước châu Âu - một dấu hiệu rõ ràng cho thấy khó khăn nghiêm trọng mà các nước nợ tiền đang phải đối mặt là tìm nguồn tài chính trên các thị trường tín dụng cạn kiệt./.
An ninh lương thực thế giới trước những thách thức mới  (18/10/2008)
Khai mạc Hội thi chung khảo toàn quốc “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  (17/10/2008)
Cuộc khủng hoảng tài chính và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia  (17/10/2008)
Sóc Trăng: 200 tỉ đồng đầu tư vùng đồng bào Khmer  (17/10/2008)
2 triệu USD phát triển giáo dục tại Điện Biên  (17/10/2008)
Iran - Thị trường đầu tư, xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam  (17/10/2008)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay