Các hội nghị bộ trưởng trù bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 26
22:25, ngày 26-04-2015
Ngày 26-4, tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) và Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) để chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham gia các hội nghị.
Tại hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao đã rà soát lại toàn bộ công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao, thống nhất về chương trình nghị sự, chương trình hoạt động và các văn kiện của Hội nghị để trình lãnh đạo cấp cao xem xét, thông qua.
Về xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015, các bộ trưởng khẳng định quyết tâm tiếp tục thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng trên ba trụ cột, bảo đảm sự ra đời của Cộng đồng ASEAN đúng hạn.
Các nước cũng nhất trí cần tiếp tục nỗ lực triển khai Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN và Kế hoạch Công tác giai đoạn 2 Sáng kiến Hội nhập khu vực (IAI) nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển.
Về xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015, các bộ trưởng đã yêu cầu Nhóm Đặc trách cao cấp về xây dựng Tầm nhìn (HLTF) hoàn thành Dự thảo Tầm nhìn và các Kế hoạch triển khai, trên cơ sở mục tiêu và các thành tố cơ bản mà ASEAN đã thống nhất để trình lãnh đạo cấp cao xem xét thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 27 vào cuối năm nay.
Các bộ trưởng cũng nhất trí ASEAN cần cải tiến bộ máy và cách thức làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN, yêu cầu các trụ cột cần sớm triển khai các khuyến nghị của Nhóm Đặc trách về cải tiến và nâng cao năng lực của Ban Thư ký ASEAN và các cơ quan ASEAN, tinh giản các cuộc họp, giảm các cơ chế không hiệu quả, cải tiến cách thức họp.
Về quan hệ đối ngoại, các bộ trưởng nhất trí cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước đối thoại cho mục tiêu xây dựng cộng đồng, trước mắt tập trung vào việc làm sâu sắc thêm quan hệ với các đối tác đối thoại, triển khai hiệu quả các cam kết mà ASEAN đã thỏa thuận, và tích cực xây dựng các Kế hoạch hành động giai đoạn sau 2015 với các đối tác, đồng thời tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN.
Các bộ trưởng đã trao đổi sâu rộng về tình hình khu vực và quốc tế hiện nay, nhất là về các thách thức đang nổi lên đe dọa tới hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, bao gồm cả thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Về Biển Đông, các bộ trưởng bày tỏ lo ngại về những hoạt động bồi đắp trên quy mô lớn các bãi đá ở Biển Đông; cho rằng những hành động này đã làm thay đổi nguyên trạng, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm suy giảm lòng tin, gây căng thẳng ở khu vực. Trong bối cảnh đó, các bộ trưởng nhất trí ASEAN cần tiếp tục tăng cường đoàn kết và tiếng nói chung, phát huy vai trò lớn hơn trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực; tăng cường trao đổi với Trung Quốc để thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, nhất là Điều 5 về tự kiềm chế và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham gia và tích cực đóng góp ý kiến tại các hội nghị. Về xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị ASEAN cần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn, nỗ lực thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột; khẳng định Việt Nam sẽ quyết tâm cùng các nước thành viên hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015, nhất là các thỏa thuận về kinh tế mà Việt Nam đã cam kết, cũng như các biện pháp còn lại trong trụ cột chính trị - an ninh mà Việt Nam đã đăng ký chủ trì thực hiện trong năm 2015, bảo đảm để Cộng đồng ASEAN hình thành vào cuối năm 2015 đúng kế hoạch; khẳng định sẽ tích cực đóng góp xây dựng Dự thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 với những nội dung thiết thực, phục vụ việc xây dựng định hướng của Hiệp hội giai đoạn sau 2015; và sẽ tiếp tục nỗ lực, phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên xử lý, ứng phó hiệu quả với các thách thức của khu vực và quốc tế.
Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang diễn biến phức tạp, ASEAN cần tăng cường hợp tác để xử lý các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Về Biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu bật việc tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tự kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; đề nghị ASEAN cần tăng cường đoàn kết, thống nhất và vai trò trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông; đẩy mạnh trao đổi với Trung Quốc để thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, nhất là Điều 5 về tự kiềm chế và sớm hoàn tất COC.
Trong thời gian tham dự các hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp song phương với bộ trưởng một số nước.
Tại cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Ho Nam Hong, hai bên đã trao đổi việc chuẩn bị cho Cuộc họp Ủy ban liên chính phủ hai nước, dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 6-2015 tại Hà Nội.
Hai bên nhất trí cần thúc đẩy các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư như phấn đấu sớm thỏa thuận về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần,vấn đề cấp giấy sử dụng đất cho doanh nghiệp Việt Nam, thực hiện các thỏa thuận về kết nối kinh tế hai nước, cũng như các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp sẵn có giữa nhân dân hai nước.
Ngày 27-4, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 sẽ chính thức khai mại tại Kuala Lumpur./.
Về xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015, các bộ trưởng khẳng định quyết tâm tiếp tục thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng trên ba trụ cột, bảo đảm sự ra đời của Cộng đồng ASEAN đúng hạn.
Các nước cũng nhất trí cần tiếp tục nỗ lực triển khai Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN và Kế hoạch Công tác giai đoạn 2 Sáng kiến Hội nhập khu vực (IAI) nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển.
Về xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015, các bộ trưởng đã yêu cầu Nhóm Đặc trách cao cấp về xây dựng Tầm nhìn (HLTF) hoàn thành Dự thảo Tầm nhìn và các Kế hoạch triển khai, trên cơ sở mục tiêu và các thành tố cơ bản mà ASEAN đã thống nhất để trình lãnh đạo cấp cao xem xét thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 27 vào cuối năm nay.
Các bộ trưởng cũng nhất trí ASEAN cần cải tiến bộ máy và cách thức làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN, yêu cầu các trụ cột cần sớm triển khai các khuyến nghị của Nhóm Đặc trách về cải tiến và nâng cao năng lực của Ban Thư ký ASEAN và các cơ quan ASEAN, tinh giản các cuộc họp, giảm các cơ chế không hiệu quả, cải tiến cách thức họp.
Về quan hệ đối ngoại, các bộ trưởng nhất trí cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước đối thoại cho mục tiêu xây dựng cộng đồng, trước mắt tập trung vào việc làm sâu sắc thêm quan hệ với các đối tác đối thoại, triển khai hiệu quả các cam kết mà ASEAN đã thỏa thuận, và tích cực xây dựng các Kế hoạch hành động giai đoạn sau 2015 với các đối tác, đồng thời tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN.
Các bộ trưởng đã trao đổi sâu rộng về tình hình khu vực và quốc tế hiện nay, nhất là về các thách thức đang nổi lên đe dọa tới hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, bao gồm cả thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Về Biển Đông, các bộ trưởng bày tỏ lo ngại về những hoạt động bồi đắp trên quy mô lớn các bãi đá ở Biển Đông; cho rằng những hành động này đã làm thay đổi nguyên trạng, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm suy giảm lòng tin, gây căng thẳng ở khu vực. Trong bối cảnh đó, các bộ trưởng nhất trí ASEAN cần tiếp tục tăng cường đoàn kết và tiếng nói chung, phát huy vai trò lớn hơn trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực; tăng cường trao đổi với Trung Quốc để thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, nhất là Điều 5 về tự kiềm chế và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham gia và tích cực đóng góp ý kiến tại các hội nghị. Về xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị ASEAN cần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn, nỗ lực thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột; khẳng định Việt Nam sẽ quyết tâm cùng các nước thành viên hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015, nhất là các thỏa thuận về kinh tế mà Việt Nam đã cam kết, cũng như các biện pháp còn lại trong trụ cột chính trị - an ninh mà Việt Nam đã đăng ký chủ trì thực hiện trong năm 2015, bảo đảm để Cộng đồng ASEAN hình thành vào cuối năm 2015 đúng kế hoạch; khẳng định sẽ tích cực đóng góp xây dựng Dự thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 với những nội dung thiết thực, phục vụ việc xây dựng định hướng của Hiệp hội giai đoạn sau 2015; và sẽ tiếp tục nỗ lực, phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên xử lý, ứng phó hiệu quả với các thách thức của khu vực và quốc tế.
Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang diễn biến phức tạp, ASEAN cần tăng cường hợp tác để xử lý các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Về Biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu bật việc tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tự kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; đề nghị ASEAN cần tăng cường đoàn kết, thống nhất và vai trò trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông; đẩy mạnh trao đổi với Trung Quốc để thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, nhất là Điều 5 về tự kiềm chế và sớm hoàn tất COC.
Trong thời gian tham dự các hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp song phương với bộ trưởng một số nước.
Tại cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Ho Nam Hong, hai bên đã trao đổi việc chuẩn bị cho Cuộc họp Ủy ban liên chính phủ hai nước, dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 6-2015 tại Hà Nội.
Hai bên nhất trí cần thúc đẩy các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư như phấn đấu sớm thỏa thuận về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần,vấn đề cấp giấy sử dụng đất cho doanh nghiệp Việt Nam, thực hiện các thỏa thuận về kết nối kinh tế hai nước, cũng như các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp sẵn có giữa nhân dân hai nước.
Ngày 27-4, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 sẽ chính thức khai mại tại Kuala Lumpur./.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Gặp mặt cán bộ công vận, cán bộ Liên hiệp công đoàn giải phóng miền Nam  (26/04/2015)
Chủ tịch nước gặp mặt đoàn đại biểu Hải quân nhân dân Việt Nam  (25/04/2015)
Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước  (25/04/2015)
Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước  (25/04/2015)
Kinh tế - xã hội đã đạt kết quả tích cực nhưng không được chủ quan  (25/04/2015)
Việt Nam và Myanmar thúc đẩy hợp tác phòng chống tham nhũng  (25/04/2015)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên