Học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú Lạng Sơn bắt đầu năm học mới - Ảnh TTXVN

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp nhân dân và các tổ chức xã hội, cùng với những cố gắng của ngành giáo dục và đào tạo, công tác giáo dục và đào tạo của tỉnh Lạng Sơn đã có những tiến bộ và đạt kết quả bước đầu quan trọng. Quy mô giáo dục các bậc học, ngành học tiếp tục phát triển, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.

Những kết quả bước đầu

Sau 4 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, công tác giáo dục và đào tạo của Lạng Sơn đã đạt được những kết quả quan trọng: hệ thống trường mầm non được quan tâm đầu tư phát triển; các trường, lớp bậc tiểu học và trung học cơ sở mở rộng đến tất cả các xã, phường, thị trấn; các trường chuyên nghiệp mở rộng quy mô, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần tăng tỷ lệ người lao động qua đào tạo; chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo không ngừng nâng cao; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường; công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở được đẩy mạnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục quan tâm đầu tư, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy vàhọc.

Chất lượng giáo dục, trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng lên. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, hiệu quả đào tạo giáo dục phổ thông ngày càng khẳng định, nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia. Triển khai tốt việc thực hiện đổi mới chương trình, nội dung giáo dục phổ thông; thực hiện giáo dục toàn diện, quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; giáo dục pháp luật, an toàn giao thông; phòng chống tệ nạn xã hội... đã tạo sự chuyển biến đáng ghi nhận về chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

Chất lượng giáo dục mầm non những năm qua không ngừng nâng cao. Năm học 2007 - 2008, tỷ lệ huy động trẻ vào học các cơ sở giáo dục mầm non tăng nhanh so với năm học 2004 - 2005. Tỷ lệ huy động đến nhà trẻ đạt 17,4%, tăng 4,2%; đến lớp mẫu giáo đạt 85%, tăng 11,3%; trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 99,3%, tăng 3%. Giáo dục tiểu học năm 2007 - 2008 có chuyển biến tích cực: tỷ lệ trẻ 6 tuổi huy động vào học lớp 1 đạt 99,3%, tăng 0,1%; tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày đạt 32,28%, tăng 7,86%; hiệu quả đào tạo giáo dục tiểu học đạt 86,25%, tăng 1,52%. Giáo dục trung học: tỷ lệ học sinh khá, giỏi là 32,35%.

Trong các trường chuyên nghiệp, hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học được củng cố, kiểm tra thường xuyên nên đã có nhiều tiến bộ. Các trường luôn chủ động, kịp thời đổi mới nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý chuyên môn, nghiệp vụ. Học sinh, sinh viên được tiếp cận với phương pháp giảng dạy, học tập mới, những kiến thức hiện đại. Từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm, giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ để đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Chất lượng đội ngũ nhà giáo không ngừng nâng lên, bảo đảm về số lượng và đáp ứng cơ cấu theo từng ngành học, bậc học, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông. Số lượng cán bộ quản lý giáo dục thuộc các trường học cơ bản được bố trí đủ theo quy định và từng bước được nâng cao chất lượng và năng lực quản lý. Công tác phổ cập giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được duy trì vững chắc; phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ đối với 100% đơn vị xã và 11 huyện, thành phố. Đến tháng

12-2007, toàn tỉnh có 209/226 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đạt tỷ lệ 92,47%; 8/11 huyện, thành phố đạt chuẩn, tăng so với năm 2005 là 48 xã và có thêm 3 huyện được công nhận đạtchuẩn.

Lạng Sơn đã thực hiện khá tốt chương trình kiên cố hóa trường học, đầu tư xây dựng được 1.133 phòng học. Tuy nhiên, tỷ lệ phòng học tạm vẫn còn rất lớn, giáo viên chưa có phòng ở tập thể. Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2 (2008 - 2012) với 2.453 phòng học thay thế phòng học tạm, phòng học cấp 4 đã xuống cấp và 1.639 phòng ở cho giáo viên. Đến nay mới chỉ có 65,8% số trường học có thư viện phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Toàn tỉnh hiện đã xây dựng được 213 trung tâm học tập cộng đồng và đã triển khai chương trình hành động quốc gia giáo dục cho mọi người; tiếp tục khuyến khích mở rộng các loại hình trường dân lập, tư thục trên địa bàn của tỉnh, đến nay đã có ba trường mầm non ngoài công lập; tám trường và cơ sở mầm non tư thục; một trường tiểu học ngoài công lập; hai trường trung học phổ thông ngoài công lập.

Công tác quản lý giáo dục tiếp tục được đổi mới; thanh tra, kiểm tra luôn tăng cường và đạt hiệu quả thiết thực; việc triển khai đổi mới chương trình, nội dung, thay sách giáo khoa phổ thông đạt kết quả tốt. Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học đã đi vào chiều sâu, trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong đội ngũ giáo dục, phục vụ tốt cho việc thay sách theo chương trình mới. Nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở của tỉnh được đẩy mạnh và đạt mục tiêu trước thời gian kế hoạch một năm; xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm và tăng số lượng.

Vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém

Chất lượng giáo dục nhìn chung còn thấp và chưa đồng đều, nhất là ở vùng khó khăn, so với mục tiêu giáo dục, với yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa được thường xuyên. Trong quản lý, chỉ đạo, giảng dạy và học tập của các nhà trường, cơ sở giáo dục, còn bị ảnh hưởng của bệnh thành tích. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, còn lúng túng về phương pháp quản lý, còn trông chờ, thiếu tính năng động, sáng tạo, chưa chủ động tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền địa phương về việc thực hiện những chủ trương lớn về giáo dục và đào tạo.

Cơ sở vật chất cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn về trường lớp, trang thiết bị, đất đai, phòng học bộ môn, sân chơi, nhà công vụ cho giáo viên. Chưa có trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia còn ít. Kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi chưa đạt được như mục tiêu đề ra.

Có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố về giáo dục và đào tạo còn hạn chế. Trong công tác quản lý giáo dục cấp cơ sở còn một số cán bộ chưa được bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, tài chính; công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý nhàtrường chưa đáp ứng yêucầu; việc đánh giá, xếp loại giáo viên, cán bộ quảnlý giáo dục ở một số đơn vị chưa phản ánh đúng thực trạng.

Chất lượng giáo viên, nhất là giáo viên cấp tiểu học, mầm non còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động dạy và học đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, quy hoạch đầu tư xây dựng trường còn hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra và xửlý sau thanh tra còn yếu kém.

Những giải pháp cơ bản

Để thực hiện có hiệu quả Kết luận Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về giáo dục và đào tạo, khắc phục những yếu kém, hạn chế, tạo sự chuyển biến mạnh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo một cách toàn diện theo tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chúng tôi tập trung thực hiện có hiệu quả một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các trường học. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 30-5-1998, của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tư tưởng, củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học. Coi việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục là một chỉ tiêu phấn đấu xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh. Coi trọng công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách giáo dục, đặc biệt là công tác tổ chức cán bộ, xây dựng nền nếp kỷ cương, công tác xã hội hóa giáo dục.

Hai là, nâng cao nhận thức trong xã hội và ngành giáo dục về vai trò, nhiệm vụ của giáo dục, xem phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Làm cho từng gia đình, cộng đồng dân cư, đoàn thể xã hội nhận rõ trách nhiệm, kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Ba là, tập trung chấn chỉnh quản lý giáo dục, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục, tăng cường trật tự kỷ cương trong các trường học. Đổi mới về cơ bản tư duy và phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh nhằm phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các nhà trường, cơ sở giáo dục. Chú trọng và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và bảo đảm chất lượng giáo dục thông qua việc tổ chức và chỉ đạo công tác kiểm định chất lượng, đồng thời tăng cường khâu đánh giá nhà trường qua công tác quản lý các hoạt động giáo dục

Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Tập trung chỉ đạo thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh. Đổi mới về phương pháp đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Đào tạo, bồi dưỡng và quản lý tốt đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên các cấp theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa. Bố trí cán bộ quản lý giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, thay thế những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, từng bước hiện đại hóa các phương tiện dạy học trong các trường chuyên nghiệp.

Năm là, phát triển mạng lưới trường học rộng khắp trên toàn tỉnh. Tiến hành rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới trường lớp và cơ sở giáo dục. Mở thêm các cơ sở giáo dục mầm non ở nông thôn và vùng khó khăn. Khuyến khích phát triển các trường mầm non ngoài công lập. Củng cố hệ thống trường dân tộc nội trú, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng. Đẩy mạnh việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Mở rộng quy mô trường đào tạo nghề nhằm thực hiệnmục tiêu tăng tỷ lệ lao độngđược đào tạo và góp phần phân luồng, giảm sức ép cũng như lãng phí trong đàotạo ở cấp trung học phổthông.

Sáu là, đầu tư từ nguồn ngân sách, huy động nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục. Nâng cấp cơ sở vật chất trong các trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, bảo đảm trang thiết bị đồ dùng dạy học. Phấn đấu bảo đảm các trường đều có thư viện, đủ tài liệu tham khảo cho học sinh và giáo viên. Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy và học tập, phòng thí nghiệm. Có kế hoạch cụ thể xây dựng trường lớp để tăng số học sinh học 2 buổi/ngày, xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch đề ra. Khuyến khích đầu tư vào giáo dục và đào tạo bằng các chính sách khuyến khích về đất đai, thuế, tín dụng. Đa dạng hóa các loại hình trường đáp ứng yêu cầu xã hội hóa giáo dục, giảm số học sinh bỏ học, tăng chất lượng giáo dục và đào tạo công bằng trong cơ hội thụ hưởng giáo dục. Huy động sự đóng góp của nhân dân và các doanh nghiệp, tổ chức xã hội cho giáo dục.

Bảy là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục, nhất là trong quản lý giáo dục. Xây dựng quy chế trao đổi văn bản hành chính điện tử. ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính "một cửa"; đổi mới phương pháp dạy và học. Tiếp tục triển khai xây dựng ngân hàng các giáo trình và bài giảng điện tử.