G-7 công bố kế hoạch đối phó khủng hoảng tài chính
Các bộ trưởng Tài chính và chủ tịch Ngân hàng Trung ương của Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G-7) ngày 10-10 đã công bố kế hoạch hành động nhằm đối phó với cuộc khủng khoảng tài chính trầm trọng nhất trong hơn nửa thế kỷ qua.
Thông cáo do Bộ Tài chính Mỹ công bố nêu rõ: "G-7 nhất trí rằng tình hình hiện nay đòi hỏi phải có hành động khẩn cấp và đặc biệt. G-7 cam kết tiếp tục hợp tác để bình ổn các thị trường tài chính và khôi phục luồng tín dụng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế toàn cầu".
Trong kế hoạch hành động gồm 5 điểm, các nước G-7 cam kết kiên quyết dùng mọi biện pháp để bảo vệ, ngăn chặn tình trạng phá sản của các ngân hàng lớn; làm tất cả để giải ngân tín dụng cho phép các ngân hàng và các thể chế tài chính được tiếp cận rộng rãi với nguồn vốn và tiền mặt; ủng hộ những nỗ lực của các ngân hàng trong việc huy động lượng tiền mặt từ các nguồn cá nhân lẫn công cộng để có thể tiếp tục cho các hộ gia đình và doanh nghiệp vay; bảo vệ những người gửi tiền trong ngân hàng và phục hồi thị trường tài chính thế chấp đổ vỡ.
G-7 cam kết khởi động lại thị trường tín dụng thế chấp, nơi bắt nguồn của cuộc khủng hoảng làm chao đảo Phố Uôn và thị trường tài chính toàn cầu hiện nay.
Tuyên bố trên được đưa ra khi các bộ trưởng Tài chính và chủ tịch Ngân hàng Trung ương của 7 nước gồm Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, I-ta-li-a và Ca-na-đa nhóm họp tại Oa-sinh-tơn nhằm khôi phục lòng tin của giới đầu tư sau một tuần chứng kiến thị trường chứng khoán toàn cầu "phá sản" cũng như nhằm tìm kiếm giải pháp đối phó với "cơn bão" tài chính ngày càng trầm trọng.
Phát biểu sau cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Mỹ hen-ri Pao-xơn (Henry Paulson) cho biết Chính phủ Mỹ sẽ hành động trước tiên, thông qua kế hoạch mua lại cổ phiếu của các ngân hàng và thể chế tài chính.
Chính quyền của Tổng thống G.Bu-sơ đã được Quốc hội Mỹ cho phép dùng số tiền 700 tỉ USD giải cứu tài chính để mua trực tiếp các cổ phiếu của những ngân hàng gặp khó khăn do khủng hoảng nợ xấu./.
Chứng khoán toàn cầu vẫn lao dốc không phanh  (12/10/2008)
ECB bơm 100 tỉ USD vào các thị trường tiền tệ  (12/10/2008)
IMF khởi động lại Chương trình trợ giúp khẩn cấp  (12/10/2008)
Chứng khoán thế giới tiếp tục lao dốc  (12/10/2008)
Ngăn chặn phá rừng gắn với xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bằng dân tộc thiểu số ở Bình Phước  (12/10/2008)
Thêm 100 doanh nhân tiêu biểu  (12/10/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên