Ngoại trưởng Nga: Quan hệ Nga - Việt trải qua một chặng đường vẻ vang
15:33, ngày 30-01-2015
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên bang Nga (30-01-1950 – 30-01-2015), Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có bài viết nhan đề "Nga và Việt Nam: 65 năm hữu nghị và hợp tác", trong đó khẳng định quan hệ hai nước không ngừng phát triển suốt 65 năm qua.
Trong bài viết, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh nền tảng tình hữu nghị vững chắc giữa hai nước được hình thành trong cuộc đấu tranh đầy gian khó giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam.
Ông Lavrov nhắc lại Nga là một trong những nước đầu tiên công nhận Nhà nước Việt Nam non trẻ, hỗ trợ Việt Nam cả trong thời kỳ chiến tranh cũng như khôi phục kinh tế sau này, với gần 300 công trình được xây dựng tại Việt Nam, như nhà máy thủy điện “Hòa Bình", Xí nghiệp liên doanh khai thác dầu khí “Vietsovpetro”...
Nhà ngoại giao Nga khẳng định đối thoại chính trị kể cả ở cấp cao không ngừng được thúc đẩy, cho phép hai nước nhìn nhận và đánh giá lại một cách tin cậy.
Điều này mang tính xây dựng việc thực hiện các nhiệm vụ hợp tác chung trong các lĩnh vực chủ chốt, đề ra các mục tiêu định hướng cho tương lai.
Các dấu mốc quan trọng nhất làm sâu sắc quan hệ giữa hai nước là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 3-2001, hai bên đã ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Chiến lược Nga - Việt Nam, cũng như chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vào tháng 7-2012 với kết quả là quan hệ hai nước được nâng lên thành quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Gần đây nhất, Tổng thống Nga V. Putin sang thăm Việt Nam vào tháng 11-2013. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Nga cuối tháng 11- 2014.
Nga cũng hy vọng các chuyến thăm và trao đổi đoàn giữa hai nước trong năm 2015 sẽ tạo thêm động lực phát triển cho quan hệ hợp tác toàn diện hai bên.
Quan hệ hợp tác thương mại - đầu tư giữa hai nước cũng đang chuyển biến tích cực. Trong hai thập kỷ gần đây, kim ngạch thương mại song phương tăng lên 10 lần, đạt 3 tỷ USD trong năm 2014. Lãnh đạo hai nước cũng đã đặt ra nhiệm vụ là đến năm 2020 đưa chỉ tiêu này lên 10 tỷ USD.
Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng - nhiên liệu, bao gồm thăm dò và khai thác dầu khí là nền tảng quan trọng trong quan hệ đối tác Nga - Việt Nam. Ngoài ra, hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân vì mục đích hòa bình cũng mang tính chiến lược.
Hai nước cũng tăng cường hợp tác khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, du lịch....; thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc, giao lưu văn hóa...
Trên trường quốc tế, Nga và Việt Nam phối hợp rất chặt chẽ và luôn có các quan điểm đồng nhất hoặc gần gũi về những vấn đề cấp bách then chốt, trong đó có việc xây dựng một trật tự thế giới mới đa cực dân chủ và công bằng, dựa trên luật pháp quốc tế, vai trò trung tâm của Liên hợp quốc, tôn trọng đặc điểm riêng của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình.
Ông Lavrov cũng nhấn mạnh Nga luôn coi hợp tác với khu vực châu Á - Thái Bình Dương là hướng ưu tiên chiến lược và Nga cũng đang quan tâm phối hợp với Việt Nam để tiếp tục thúc đẩy sáng kiến này.
Ngoại trưởng Nga nêu rõ: "Trong suốt 65 năm, quan hệ Nga - Việt đã trải qua một chặng đường vẻ vang", trong đó hai nước không những duy trì mà còn nhân lên truyền thống hữu nghị, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
Ngoại trưởng Nga bày tỏ tin tưởng với nỗ lực chung, hai nước hoàn toàn có thể đạt được thành công to lớn trên mọi lĩnh vực, vì lợi ích hai dân tộc nói riêng và vì hòa bình và phát triển bền vững trong khu vực nói chung./.
Ông Lavrov nhắc lại Nga là một trong những nước đầu tiên công nhận Nhà nước Việt Nam non trẻ, hỗ trợ Việt Nam cả trong thời kỳ chiến tranh cũng như khôi phục kinh tế sau này, với gần 300 công trình được xây dựng tại Việt Nam, như nhà máy thủy điện “Hòa Bình", Xí nghiệp liên doanh khai thác dầu khí “Vietsovpetro”...
Nhà ngoại giao Nga khẳng định đối thoại chính trị kể cả ở cấp cao không ngừng được thúc đẩy, cho phép hai nước nhìn nhận và đánh giá lại một cách tin cậy.
Điều này mang tính xây dựng việc thực hiện các nhiệm vụ hợp tác chung trong các lĩnh vực chủ chốt, đề ra các mục tiêu định hướng cho tương lai.
Các dấu mốc quan trọng nhất làm sâu sắc quan hệ giữa hai nước là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 3-2001, hai bên đã ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Chiến lược Nga - Việt Nam, cũng như chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vào tháng 7-2012 với kết quả là quan hệ hai nước được nâng lên thành quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Gần đây nhất, Tổng thống Nga V. Putin sang thăm Việt Nam vào tháng 11-2013. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Nga cuối tháng 11- 2014.
Nga cũng hy vọng các chuyến thăm và trao đổi đoàn giữa hai nước trong năm 2015 sẽ tạo thêm động lực phát triển cho quan hệ hợp tác toàn diện hai bên.
Quan hệ hợp tác thương mại - đầu tư giữa hai nước cũng đang chuyển biến tích cực. Trong hai thập kỷ gần đây, kim ngạch thương mại song phương tăng lên 10 lần, đạt 3 tỷ USD trong năm 2014. Lãnh đạo hai nước cũng đã đặt ra nhiệm vụ là đến năm 2020 đưa chỉ tiêu này lên 10 tỷ USD.
Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng - nhiên liệu, bao gồm thăm dò và khai thác dầu khí là nền tảng quan trọng trong quan hệ đối tác Nga - Việt Nam. Ngoài ra, hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân vì mục đích hòa bình cũng mang tính chiến lược.
Hai nước cũng tăng cường hợp tác khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, du lịch....; thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc, giao lưu văn hóa...
Trên trường quốc tế, Nga và Việt Nam phối hợp rất chặt chẽ và luôn có các quan điểm đồng nhất hoặc gần gũi về những vấn đề cấp bách then chốt, trong đó có việc xây dựng một trật tự thế giới mới đa cực dân chủ và công bằng, dựa trên luật pháp quốc tế, vai trò trung tâm của Liên hợp quốc, tôn trọng đặc điểm riêng của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình.
Ông Lavrov cũng nhấn mạnh Nga luôn coi hợp tác với khu vực châu Á - Thái Bình Dương là hướng ưu tiên chiến lược và Nga cũng đang quan tâm phối hợp với Việt Nam để tiếp tục thúc đẩy sáng kiến này.
Ngoại trưởng Nga nêu rõ: "Trong suốt 65 năm, quan hệ Nga - Việt đã trải qua một chặng đường vẻ vang", trong đó hai nước không những duy trì mà còn nhân lên truyền thống hữu nghị, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
Ngoại trưởng Nga bày tỏ tin tưởng với nỗ lực chung, hai nước hoàn toàn có thể đạt được thành công to lớn trên mọi lĩnh vực, vì lợi ích hai dân tộc nói riêng và vì hòa bình và phát triển bền vững trong khu vực nói chung./.
Binh chủng Tăng - Thiết giáp phát động thi đua năm 2015  (30/01/2015)
Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn trình quốc thư lên Tổng thống Pháp  (30/01/2015)
Chủ tịch Raul Castro tán thành mối quan hệ hòa bình Cuba - Mỹ  (30/01/2015)
FAO: Chính sách phát triển các nước làm ảnh hưởng tới nghề cá  (30/01/2015)
Thông điệp Liên bang Mỹ năm 2015: Những điểm mới mang tính lịch sử  (30/01/2015)
Kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nga  (30/01/2015)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay