IPU-132 sẽ ra nghị quyết về mối đe dọa của chiến tranh mạng
Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tổ chức tại Việt Nam sẽ thảo luận và dự kiến thông qua Nghị quyết về “Chiến tranh mạng - Mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới”.
Thông tin trên được Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết ngày 28-01, tại hội thảo “Nghị viện các quốc gia trong việc phòng, chống mối đe dọa của chiến tranh mạng đối với hòa bình, an ninh thế giới” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức ở Hà Nội.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, là thành viên có trách nhiệm, đồng thời là nước chủ nhà của IPU-132, Quốc hội Việt Nam hoan nghênh, đánh giá cao việc Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 sẽ thảo luận, thông qua Nghị quyết về “Chiến tranh mạng - Mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới”.
Xác định Hội thảo là cơ hội để hỗ trợ, cung cấp thêm thông tin tham khảo mang tính khoa học phục vụ hoạt động tham gia thảo luận, xây dựng dự thảo Nghị quyết của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị các đại biểu dự hội thảo tập trung phân tích, làm rõ nguy cơ, nguồn gốc, bản chất, cách thức tiến hành, hậu quả của chiến tranh mạng, từ đó có các giải pháp, khuyến cáo các cơ chế phòng, chống chiến tranh mạng.
Bên cạnh đó, các đại biểu cần đánh giá xu thế, nhận định nguy cơ, mối đe dọa của chiến tranh mạng tới an ninh quốc gia, hòa bình thế giới, từ đó xác định vai trò, trách nhiệm của các tổ chức quốc tế, quốc gia. Hội thảo đề xuất, kiến nghị giải pháp phù hợp cho Việt Nam và cho việc xây dựng Nghị quyết tại IPU-132 sắp tới.
Các tham luận được trình bày tại Hội thảo tập trung phản ánh về vấn đề an toàn thông tin, an ninh mạng, chiến tranh mạng trong bối cảnh hiện nay; tìm hiểu thực tiễn an toàn thông tin, an ninh mạng, nguy cơ chiến tranh mạng trong thời gian vừa qua ở trong, ngoài nước.
Các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận, đề xuất một số nội dung, hoạt động đối với các cơ quan nhà nước của Việt Nam, Nghị viện các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong việc tự mình và hợp tác song phương để phòng, chống mối đe dọa của chiến tranh mạng; khuyến nghị một số định hướng, nội dung lớn mà Nghị quyết về “Chiến tranh mạng - Mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới” cần hướng tới.
Các đại biểu đều thống nhất cho rằng, chiến tranh mạng trở thành chủ đề được các quốc gia, tổ chức quốc tế ngày càng quan tâm. Nhiều quốc gia đã xây dựng những chiến lược về an toàn thông tin quốc gia, công bố thành lập các lực lượng tác chiến mạng. Một số nước đã cùng nhau thành lập tổ chức liên minh về bảo vệ không gian mạng; một số tổ chức quốc tế, khu vực cũng đã ra tuyên bố chung, có các sáng kiến, cam kết về vấn đề này.
Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây đã có hàng nghìn trang điện tử bị tấn công có chủ đích, trong đó có cả các trang thông tin của cơ quan nhà nước. Do bị tấn công mạng, một loạt các website lớn, báo điện tử không thể truy cập được, thiệt hại dự kiến lên đến hàng tỷ đồng...
Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 dự kiến sẽ diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 28-3 đến ngày 01-4. Đây là sự kiện ngoại giao nghị viện lớn nhất thế giới do Việt Nam đăng cai tổ chức.
Đại hội đồng lần này liên quan đến nhiều vấn đề toàn cầu, là diễn đàn để tiếp tục thúc đẩy sự hợp tác, đối thoại giữa nghị viện các nước, cũng như cho hòa bình, dân chủ và hợp tác giữa các dân tộc./.
Kinh tế Việt Nam được xếp vào hạng triển vọng tích cực  (28/01/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại An Giang  (28/01/2015)
Tăng cường phối hợp truyền thông về công tác y tế dự phòng  (28/01/2015)
Tăng cường phối hợp truyền thông về công tác y tế dự phòng  (28/01/2015)
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng năm 2014  (28/01/2015)
Ban Tổ chức Trung ương triển khai nhiệm vụ năm 2015  (28/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên