Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 12 đến ngày 18-01-2015
Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Hội nghị Trung ương 10 khóa XI đã thảo luận, cho ý kiến về Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng. Trung ương nhận đinh: Việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay là yêu cầu rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, tạo điều kiện để tiếp tục thực hiện cải cách chế độ tiền lương, cải cách chế độ công vụ, công chức và cải cách nền hành chính theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.
Qua gần 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, có năng lực thực thi công vụ. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là việc đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức thời gian qua đã góp phần phát triển nền hành chính công vụ; tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; từng bước xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức một cách hợp lý. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, bất cập: Quản lý biên chế chưa thực sự gắn với chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc, phạm vi phục vụ; biên chế còn thiếu khoa học; tổng số biên chế có xu hướng tăng lên, nhất là trong các đơn vị sự nghiệp công lập...
Trung ương nhấn mạnh cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức, viên chức trong cả hệ thống chính trị; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế cán bộ, công chức, viên chức theo hướng tập trung, thống nhất; tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy và thực hiện tinh giản biên chế ở tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị, bảo đảm bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và trình độ đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
Trung ương giao Bộ Chính trị tiếp thu ý kiến thảo luận của Trung ương, chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn chỉnh Đề án ban hành chính thức để tổ chức thực hiện.
Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 25/2014/TT-BTP hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương trên phạm vi cả nước. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các vụ, cục, tổng cục, đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan.
UBND cấp tỉnh kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và UBND xã, phường, thị trấn thuộc phạm vi quản lý.
Căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính xây dựng quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thành lập Đoàn kiểm tra.
Nội dung kiểm tra tập trung vào công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; kiểm tra việc thực hiện đánh giá tác động của thủ tục hành chính và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính của cơ quan chủ trì soạn thảo; kiểm tra việc tham gia ý kiến và thẩm định đối với quy định thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp; kiểm tra việc thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính; kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính; kiểm tra việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính...
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15-02-2015.
Ngành Hải quan triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2015
Tổng cục Hải quan vừa có Quyết định ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của ngành Hải quan năm 2015. Theo Kế hoạch, trong năm 2015, ngành Hải quan sẽ công khai kịp thời các thủ tục hành chính theo các hình thức quy định; đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định và việc thực hiện thủ tục hành chính hải quan đảm bảo hiệu quả.
Đồng thời, tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bảo đảm việc tuân thủ chính sách, pháp luật; thường xuyên rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính hải quan, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan; kiến nghị bổ sung chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hải quan phù hợp với Luật Hải quan năm 2014…
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để đảm bảo việc triển khai đầy đủ hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS; hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; hoàn thành thủ tục phê duyệt và ký kết Nghị định thư để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN…
Ngành Hải quan cũng lồng ghép, kết hợp các hoạt động cải cách hành chính với các hoạt động xây dựng pháp luật; kiểm tra thực hiện và theo dõi thi hành pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ công vụ; đẩy mạnh công tác kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính tại các đơn vị.
Tích cực triển khai kê khai và nộp thuế điện tử
Năm 2014, bên cạnh thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, Bộ Tài chính và ngành Thuế đã đẩy mạnh công tác cải cách, hiện đại quản lý thuế, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Tính đến ngày 22-12-2014, cả nước đã có 462.391 doanh nghiệp kê khai qua mạng, đạt 94,8%. Trong đó, nhiều địa phương đạt được kết quả cao như: tỉnh Bắc Ninh, đạt hơn 98%, Quảng Ninh đạt 98%, TP. Hồ Chí Minh đạt 97,67%, Vĩnh Phúc đạt 95,7% doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng.
Việc triển khai hệ thống khai thuế điện tử và nộp thuế điện tử góp phần giảm tình trạng quá tải, áp lực cho các cơ quan Thuế cũng như doanh nghiệp mỗi khi đến kỳ hạn nộp hồ sơ khai thuế; giảm thời gian, nhân lực tiếp nhận tờ khai, đặc biệt là giảm rất nhiều chi phí cho việc lưu trữ hồ sơ khai thuế cũng như tìm kiếm thông tin. Phần lớn thời gian đã được dành để phân tích kê khai, đôn đốc kê khai thuế, chất lượng công tác kê khai được nâng lên rõ rệt; chất lượng thông tin kê khai cũng được cải thiện đáng kể. Với việc triển khai nộp thuế qua các ngân hàng thương mại, cả nước đã có 11.924 doanh nghiệp đăng ký nộp thuế, với số thuế thu được là 7.932 tỷ đồng.
Các giải pháp ngành Thuế thực hiện đã đem lại hiệu quả thiết thực cho cả doanh nghiệp, cơ quan thuế và toàn xã hội. Người nộp thuế thực hiện khai thuế qua mạng đã tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế, giảm sai sót trong kê khai, góp phần cải cách thủ tục hành chính và tăng cường áp dụng công nghệ trong chính nội bộ các doanh nghiệp. Đồng thời, khai thuế qua mạng cũng hỗ trợ cho cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế tốt hơn như: Giảm nhân lực và thời gian tiếp nhận tờ khai; việc xử lý tờ khai thuế nhanh chóng, chính xác; giảm chi phí, nhân lực nhập liệu, lưu trữ, tra cứu tờ khai./.
Đặc điểm lý thuyết đổi mới và những bài học lớn từ thực tiễn gần 30 năm đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam  (20/01/2015)
Đặc điểm lý thuyết đổi mới và những bài học lớn từ thực tiễn gần 30 năm đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam  (20/01/2015)
Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao đón và làm việc với Chủ tịch Hạ viện Uruguay  (19/01/2015)
Nhà báo Hoàng Tùng - Người viết sử bằng tác phẩm chính luận  (19/01/2015)
Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ thăm Việt Nam  (19/01/2015)
Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng trong tình hình mới  (19/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên