Dòng vốn rút khỏi Nga trong năm 2014 đạt mức cao kỷ lục
Dòng vốn chảy khỏi Nga có xu hướng "nhanh dần đều" theo từng quý trong năm 2014 và tăng lên 72,9 tỷ USD trong quý 4-2014. Trong thời gian qua, Ngân hàng trung ương Nga đã phải tăng lãi suất sáu lần, lên 17%, nhằm hạn chế tình trạng này cũng như ngăn đà mất giá của đồng ruble.
Trước đó, người đứng đầu cơ quan đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga Bikas Joshi cho rằng giai đoạn dao động mạnh của đồng ruble của Nga đang sắp chấm dứt, các biện pháp hỗ trợ đồng nội tệ của chính phủ đã bắt đầu có hiệu quả.
Ông Johsi cho rằng các biện pháp của Chính phủ Nga hỗ trợ đồng ruble gồm tăng lãi suất cơ bản, hỗ trợ hệ thống ngân hàng và cung cấp khả năng thanh khoản ngoại tệ cho thị trường đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng nội tệ của đất nước.
Giai đoạn từ tháng 11-2014 đến 01-2015 do ảnh hưởng của giá dầu thế giới và các biện pháp trừng phạt của phương Tây, đồng ruble đã mất giá 51% so với đồng USD, xuống còn 1 USD = 65 ruble. Cùng thời gian đó, giá dầu thế giới cũng giảm 40% xuống còn 49 USD/thùng.
Tại cuộc họp về chính sách xã hội ngày 16-01, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev yêu cầu chính phủ cần tăng hiệu quả chi tiêu ngân sách cũng như các quyết định quản lý.
Ông Medvedev cho rằng chính phủ cần xem xét các biện pháp và đề xuất cụ thể trong việc thực hiện các chương trình xã hội, giáo dục, y tế và lao động để thực hiện yêu cầu này./.
Bắt đầu vòng đàm phán mới giữa Iran và nhóm P5+1 tại Thụy Sĩ  (18/01/2015)
Vòng đàm phán về TPP sẽ tiếp tục diễn ra vào cuối tháng Một  (18/01/2015)
Kêu gọi nguồn vốn xây dựng những nhịp cầu yêu thương  (18/01/2015)
Anh-Mỹ phản đối tăng trừng phạt Iran, duy trì trừng phạt Nga  (18/01/2015)
Ukraine và LPR thống nhất lệnh ngừng bắn trong 2 ngày lễ  (18/01/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển