Vòng đàm phán về TPP sẽ tiếp tục diễn ra vào cuối tháng Một
Cuộc thương thảo này có sự tham gia của các quan chức thương mại, trong đó có các trưởng đoàn đàm phán đến từ 12 nước tham gia TPP, và sẽ giải quyết nốt các vấn đề gai góc còn tồn đọng.
Theo một tạp chí thương mại Mỹ, vòng đàm phán diễn ra từ ngày 26-01 đến 01-02 tới sẽ bao gồm các phiên họp song phương bàn về những vấn đề “nổi cộm” như vấn đề thuế quan còn nhiều vướng mắc giữa Tokyo và Washington.
Các nước tham gia TPP đang nỗ lực để đạt được thỏa thuận trong năm 2015. Tuy nhiên, các nước vẫn chưa thể “phá vỡ bế tắc” liên quan đến vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và cải cách doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước.
Tin tức cho hay các quan chức Nhật Bản và Mỹ vừa tổ chức các cuộc thương thảo tại Tokyo để giải quyết các khác biệt về cách thức mở cửa thị trường nông sản và ôtô, lộ trình bãi bỏ thuế quan trong khuôn khổ TPP.
Hiroshi Oe, Phó Trưởng đoàn đàm phán TPP của Nhật Bản, cho biết cuộc gặp ngày 16-01 với quyền Phó Đại diện Thương mại Mỹ Wendy Cutler đã đề cập tới nhiều vấn đề, song số ít các vấn đề còn tồn đọng lại phức tạp và cần nhiều thời gian hơn để giải quyết.
Akira Amari, Quốc vụ khanh phụ trách đàm phán TPP của Nhật Bản, cho hay Tokyo và Washington đang nỗ lực thu hẹp các bất đồng nhưng “chưa nhìn thấy các vấn đề này sẽ được giải quyết sớm.”
Ở các vòng đàm phán trước đó, Mỹ liên tục hối thúc Nhật Bản mở rộng cửa thị trường nông sản, trong khi Tokyo muốn duy trì hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng nông sản trong nước như lúa gạo, lúa mỳ, thịt bò, thịt lợn, đường, sữa...
Các cuộc đàm phán về TPP được khởi động từ năm 2005 và đến nay đã thu hút sự tham gia của 12 nước, gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia. Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.
Các quốc gia này đang nỗ lực hướng tới việc ký kết thỏa thuận trong thời gian sớm nhất, sau khi đã bỏ lỡ hạn chót đặt ra cuối năm 2013. Việc giải quyết bất đồng giữa hai nền kinh tế lớn nhất là Mỹ và Nhật Bản có vai trò quan trọng để thúc đẩy các cuộc đàm phán nói chung.
Theo tính toán, một khi được ký kết, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới./.
Kêu gọi nguồn vốn xây dựng những nhịp cầu yêu thương  (18/01/2015)
Anh-Mỹ phản đối tăng trừng phạt Iran, duy trì trừng phạt Nga  (18/01/2015)
Ukraine và LPR thống nhất lệnh ngừng bắn trong 2 ngày lễ  (18/01/2015)
Bộ trưởng Trần Đại Quang kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Campuchia  (17/01/2015)
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ, hợp tác bình đẳng với Trung Quốc  (17/01/2015)
Lãnh đạo Việt-Trung trao đổi điện mừng 65 năm quan hệ ngoại giao  (17/01/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển