“Những chiếc tàu không số” của Đường Hồ Chí Minh trên biển - biểu hiện tập trung của bản lĩnh chính trị và chủ nghĩa anh hùng cách mạng
00:28, ngày 01-01-2015
TCCSĐT - Cùng với việc xẻ dọc Trường Sơn mở Đường mòn Hồ Chí Minh, từ tháng 7-1959, một con đường Bắc - Nam xuyên biển được bí mật chuẩn bị. Đoàn 759 - đoàn tàu không số (Lữ đoàn 125), là lực lượng vận tải chiến lược trên con đường biển đó, đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân viết lên những trang sử vàng của dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo quyết định của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư Lệnh, một đơn vị đặc nhiệm được thành lập vào tháng 7-1959, có biệt danh là Đoàn 759, lúc đầu là đơn vị nhỏ cỡ tiểu đoàn được tổ chức dưới hình thức “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh” thuộc Tổng Cục Hậu cần; đến ngày 23-10-1961, trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tháng 8-1963, Trung ương quyết định giao Đoàn 759 cho Bộ Tư lệnh Hải quân, đổi tên thành Lữ đoàn 125.
Cuộc thử thách đầu tiên là vào đêm 30 Tết, năm 1959. Đoàn 759, dưới mật danh “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh”, đã cho 01 “tàu không số” đầu tiên mở đường vào liên lạc để chi viện cho miền Nam.
Lúc 4 giờ chiều, trên bến Sông Gianh (tỉnh Quảng Bình), 10 con người, 5 người tiễn, 5 người xuất phát vào miền Nam. Một bức điện mật đánh đi cho Tỉnh ủy Quảng Nam: Thuyền rời bến 30 Tết. Dự kiến đến sau hai ngày. Đón tại Hòn Chuối, dưới chân đèo Hải Vân (1). Người ra đón đã đến đúng địa điểm, chờ một tháng ròng mà con tàu biệt vô âm tín. Như vậy là chuyến tàu thứ nhất không thành công.
Trước khi tàu ta bị tàu địch bắt một cách ngẫu nhiên ngoài biển khơi, anh em đã chiến đấu, thủ tiêu hết súng đạn, vứt xuống biển phi tang, 04 thủy thủ đã thành liệt sĩ, 01 người bị địch bắt và tra trấn nhiều năm nhưng không khai báo, mãi đến năm 1974, sau Hiệp định Pa-ri, mới được trở về.
Từ chuyến tàu đầu tiên thất bại, Đoàn 759 đã tổ chức rút kinh nghiệm, tính toán cách tổ chức chặt chẽ và thông minh hơn. Đoàn rút ra các nguyên tắc để thực hiện được vận tải trên biển:
- Phải thăm dò đường đi nước bước, phải tổ chức những chuyến đi trinh sát để biết quy luật của đối phương, phải chọn những tuyến đường vào những thời điểm tốt nhất.
- Phải có những loại tàu vận tải thích hợp, vừa giống thuyền đánh cá của từng vùng, vừa che giấu được vũ khí, nên phải có những thiết bị cần thiết để tự vệ, vừa có cách đánh để thủ tiêu tàu nếu cần.
- Phải tổ chức thủy thủ đoàn giàu kinh nghiệm biển địa phương, hiểu luật đi biển, những thủy thủ đó vừa rất can trường, vừa tuyệt đối trung thành như một đội quân cảm tử.
- Quan trọng nhất là các bến bãi tiếp nhận. Chuẩn bị tốt việc tiếp đón và bốc dỡ nhanh để tàu kịp ra khơi (2).
Đầu năm 1961, Quân ủy Trung ương chỉ đạo lấy những cán bộ và chiến sĩ là nhân dân sở tại, thông thạo đường đi nước bước nhằm tránh khỏi hệ thống tuần tra của đối phương. Quân ủy Trung ương điện vào các tỉnh ven biển phía Nam, mỗi tỉnh cho một thuyền ra Bắc báo cáo tình hình bến bãi, tình hình địch bố phòng ven biển và tuần tiễu trên mặt biển rồi trực tiếp dẫn tàu vào.
Qua 14 năm ròng rã (1961 - 1975), những chuyến tàu của Đoàn 759 (Lữ đoàn 125) đã lập công xuất sắc, đưa 152.876 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, thuốc chữa bệnh cho miền Nam, đưa đón 80.026 lượt cán bộ, chiến sĩ (trong đó, có hàng trăm cán bộ cao cấp của Đảng, của Quân đội) vào miền Nam và từ miền Nam ra miền Bắc, vượt qua gần 4 triệu hải lý an toàn (3).
Những lúc tàu thuyền ta bị địch bao vây, không thể thoát khỏi sự truy lùng của địch, những con tàu không số đã biến thành những khối thuốc nổ vào tàu địch. Cán bộ, chiến sĩ trên các con tàu đã chiến đấu 300 lần với địch và bị hơn 1.200 lần máy bay địch bắn phá nhưng vẫn bảo đảm được nhiệm vụ. Trong 168 con tàu ra đi từ năm 1966 đến năm 1972, có 08 trường hợp phải phá tàu. “Trong trường hợp đấu trí không nổi, đọ sức không thắng, hết đường quay về thì phải bằng lòng can đảm và ý chí quật cường phá tàu để xóa hết tang vật. Không có một con tàu nào đầu hàng” (4).
Đáng chú ý nhất là: “Riêng năm 1963, Đoàn 759 (Lữ đoàn 125) đã tổ chức được 28 chuyến tàu chở 1.318 tấn vũ khí vào chiến trường miền Nam”, số vũ khí này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tạo ra những chiến thắng có ý nghĩa bước ngoặt ở miền Nam, trong đó có trận Ấp Bắc vang dội (ngày 02-01-1963), tạo đà cho việc liên tiếp đánh thắng nhiều trận, diệt Mỹ trên chiến trường miền Nam với tinh thần “bám lưng Mỹ mà diệt”. Ta phá tan 1.891 đồn bốt, phá dỡ 623 đồn bốt ở miền Trung Nam Bộ và Tây Nam Bộ, mở ra khả năng đánh bại “chiến thuật trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ. Chiến thắng đó đã làm cho ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn dao động. Tỉnh trưởng An Xuyên (tỉnh Cà Mau ngày nay) đã báo cáo khẩn cấp về Phủ Tổng thống ngụy (ngày 15-9-1963): “Vũ khí của Việt Cộng đã vượt ra ngoài ước tính của chúng tôi. Việt Cộng đã dùng cối 81mm, đại liên 12,7mm, DK 275, là những thứ mà quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa có”(5).
Còn báo Washington của Mỹ (ngày 07-01-1963) đã phải thảng thốt đăng tải: “Những người cộng sản coi đây là chiến thắng đầu tiên. Quan trọng hơn, họ đã phát triển thành công những kỹ thuật đương đầu được với những công nghệ của Mỹ cung cấp cho miền Nam Việt Nam”(6).
Để đối đầu với quân địch, không chỉ cần có sự quyết tâm, tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường, mưu trí, sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ, mà còn cần phải có trang bị khí tài chất lượng. Nhờ có vũ khí từ “các tàu không số” chuyển vào, ta đã liên tiếp có nhiều trận chiến thắng lớn, như trận Bá Gia - Vạn Tường (tháng 7-1965, ở tỉnh Quảng Ngãi), quân giải phóng Quân khu 5 đã tiêu diệt gọn 01 chiến đoàn, 02 tiểu đoàn, phá hủy 15 xe, bắn rơi 18 máy bay địch; trận Vạn Tường, trận đánh trực diện với quân Mỹ, hạ 916 lính Mỹ, tiêu diệt 18 xe tăng, bắn rơi 22 máy bay Mỹ; trận Bàu Bàng (ngày 12-11-1965, ở tỉnh Bình Dương), Đoàn 759 (Lữ đoàn 125) đã tổ chức gấp rút 04 tàu chở 187 tấn vũ khí vào miền Tây Nam Bộ, đặc biệt có 03 quả thủy lôi lớn, súng tự động AKA, kính ngắm và súng bắn tỉa để kịp thời trang bị cho các sư đoàn chủ lực, trong đó một số trung đoàn được trang bị vũ khí hiện đại của Liên Xô, đã bao vây, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 lính Mỹ, Sư đoàn Bình Dã (F9), đã nhanh chóng diệt 01 tiểu đoàn Mỹ (Lữ đoàn 173); trận đánh chìm tàu chiến Mỹ “Ballon Rouge Victory” trên sông Lòng Tàu (huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh) bằng những quả thủy lôi khổng lồ KB của Liên Xô, chở từ miền Bắc vào (mỗi quả nặng 1.075 kg), do bộ đội Rừng Sác thực hiện đã làm hoảng loạn tinh thần của quân lính Mỹ.
Các chiến thắng đó đã khẳng định quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương: “Không sợ quân Mỹ, có thể đương đầu với quân Mỹ và có thể chiến đấu giành thắng lợi trong chiến tranh cục bộ”(7).
Trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, để thực hiện Chỉ thị “thần tốc” và “thần tốc hơn nữa” của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, phải kịp thời chuyển thật nhanh những vũ khí hạng nặng và hàng chục ngàn chiến sĩ vào miền Tây, kịp thời hợp đồng tác chiến với cánh quân đường bộ, Đoàn 759 (Lữ đoàn 125) đã vận chuyển thần tốc 130 lần với 143 chuyến tàu chở 8.721 tấn vũ khí hạng nặng, 50 xe tăng và đại pháo, đưa 18.741 cán bộ, chiến sĩ vượt 6.572 hải lý để kịp thời tham gia chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Đường Hồ Chí Minh trên biển cũng “muôn hình vạn trạng” như Đường Hồ Chí Minh trên bộ. Đoàn 759 (Lữ đoàn 125) đã sáng tạo nhiều phương thức khác nhau mà có lẽ cũng khó tìm thấy một tiền lệ nào trong lịch sử vận tải đường biển của loài người. Có những phương tiện thông thường như tàu biển, vận chuyển đột xuất những khối lượng lớn đi ra ngoài khơi xa, ban đêm tìm cơ hội thuận lợi đột nhập vào một bãi nào đó đã được hẹn trước. Lại có những thuyền đánh cá với những chiến sĩ trút bỏ áo lính để làm thường dân với thuyền hai đáy, sử dụng cho những cự ly xuất phát từ những bến phía Bắc vĩ tuyến 17 (tỉnh Quảng Bình) rồi đi gấp trong đêm vào các tỉnh phía Nam (miền Trung); có những chặng phải đi hai hoặc ba đêm. Cứ gần sáng, những chiếc thuyền đánh cá này phải tạm thời vào gần bờ để lẩn tránh tại những cơ sở đã được chuẩn bị sẵn sàng, trời tối lại lên đường. Một cơ hội tốt nữa là trong dịp Tết Nguyên đán, rất nhiều chuyến đi bắt đầu từ ngày 30, thậm chí mồng Một Tết. Nhưng Tết chỉ là một thời gian ngắn ngủi trong năm. Phần lớn thời gian vận chuyển ngoài Tết là thời gian có gió bão, tàu tuần tiễu của địch không đi được, máy bay trinh sát của địch không nhìn thấy. Đó là cơ hội lên đường. Tất cả các bến phà có chung một tính chất là tạo bất ngờ, theo khí phách “vào hang hùm thì không sợ cọp” đòi hỏi con người phải gan dạ, đối diện tình hình khó khăn, nguy hiểm không được bối rối và manh động.
Đảng, Nhà nước đã ghi nhận những đóng góp to lớn của Đoàn 759 (Lữ đoàn 125): “Năm tháng sẽ qua đi, nhưng Ðường Hồ Chí Minh trên biển mãi mãi là niềm tự hào của quân đội ta, nhân dân ta, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí sắt đá, quyết tâm giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước của dân tộc ta… Ðó cũng là biểu hiện sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta, đặc biệt là của cán bộ, chiến sĩ Ðoàn 759, Lữ đoàn 125, Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng, ròng rã 14 năm, đã bền bỉ, mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn. Trong đó, nhiều đồng chí cùng với “những con tàu không số” đã mãi mãi ở lại với biển cả, với non sông đất nước, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Tổ quốc mãi mãi ghi công”(8).
Đoàn 759 (Lữ đoàn 125) với “những chiếc tàu không số” - những ngôi sao sáng chói trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là những trang sử đặc biệt của chiến tranh nhân dân huyền thoại trong thời đại Hồ Chí Minh.
Nói một cách khác, đó là biểu hiện tập trung của bản lĩnh chính trị và chủ nghĩa anh hùng cách mạng tuyệt vời, đa dạng, muôn màu, muôn vẻ mà các lực lượng vũ trang nhân dân cần ra sức học tập và phát huy. Đặc biệt là lực lượng bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ trên các vùng biển, đảo của Tổ Quốc, cần không ngừng nêu cao ý chí chiến đấu, luôn luôn khắc sâu lời dạy của Bác Hồ: “Biển sâu, chí khí ta so vào càng sâu” để cùng với hải quân, cảnh sát biển và quân, dân vùng biển bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia vùng biển giàu đẹp của Tổ quốc./.
----------------------
(1) Võ Nguyên Giáp: Hào khí 100 năm, Nxb. Trẻ, 2011, tr. 289 - 290
(2) Đặng Phong: 5 đường mòn Hồ Chí Minh, Nxb. Trí Thức, 2008, tr. 153 – 154
(3) Báo Pháp luật và Đời sống, ngày 7-10-2011.
(4), (5), (6), (7), Đặng Phong: Sđd, tr. 214, 238, 237
(8) Diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngàv mở đường Hồ Chí Minh trên biển, xem: http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_tintucsukien/item/18792702.html
Cuộc thử thách đầu tiên là vào đêm 30 Tết, năm 1959. Đoàn 759, dưới mật danh “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh”, đã cho 01 “tàu không số” đầu tiên mở đường vào liên lạc để chi viện cho miền Nam.
Lúc 4 giờ chiều, trên bến Sông Gianh (tỉnh Quảng Bình), 10 con người, 5 người tiễn, 5 người xuất phát vào miền Nam. Một bức điện mật đánh đi cho Tỉnh ủy Quảng Nam: Thuyền rời bến 30 Tết. Dự kiến đến sau hai ngày. Đón tại Hòn Chuối, dưới chân đèo Hải Vân (1). Người ra đón đã đến đúng địa điểm, chờ một tháng ròng mà con tàu biệt vô âm tín. Như vậy là chuyến tàu thứ nhất không thành công.
Trước khi tàu ta bị tàu địch bắt một cách ngẫu nhiên ngoài biển khơi, anh em đã chiến đấu, thủ tiêu hết súng đạn, vứt xuống biển phi tang, 04 thủy thủ đã thành liệt sĩ, 01 người bị địch bắt và tra trấn nhiều năm nhưng không khai báo, mãi đến năm 1974, sau Hiệp định Pa-ri, mới được trở về.
Từ chuyến tàu đầu tiên thất bại, Đoàn 759 đã tổ chức rút kinh nghiệm, tính toán cách tổ chức chặt chẽ và thông minh hơn. Đoàn rút ra các nguyên tắc để thực hiện được vận tải trên biển:
- Phải thăm dò đường đi nước bước, phải tổ chức những chuyến đi trinh sát để biết quy luật của đối phương, phải chọn những tuyến đường vào những thời điểm tốt nhất.
- Phải có những loại tàu vận tải thích hợp, vừa giống thuyền đánh cá của từng vùng, vừa che giấu được vũ khí, nên phải có những thiết bị cần thiết để tự vệ, vừa có cách đánh để thủ tiêu tàu nếu cần.
- Phải tổ chức thủy thủ đoàn giàu kinh nghiệm biển địa phương, hiểu luật đi biển, những thủy thủ đó vừa rất can trường, vừa tuyệt đối trung thành như một đội quân cảm tử.
- Quan trọng nhất là các bến bãi tiếp nhận. Chuẩn bị tốt việc tiếp đón và bốc dỡ nhanh để tàu kịp ra khơi (2).
Đầu năm 1961, Quân ủy Trung ương chỉ đạo lấy những cán bộ và chiến sĩ là nhân dân sở tại, thông thạo đường đi nước bước nhằm tránh khỏi hệ thống tuần tra của đối phương. Quân ủy Trung ương điện vào các tỉnh ven biển phía Nam, mỗi tỉnh cho một thuyền ra Bắc báo cáo tình hình bến bãi, tình hình địch bố phòng ven biển và tuần tiễu trên mặt biển rồi trực tiếp dẫn tàu vào.
Qua 14 năm ròng rã (1961 - 1975), những chuyến tàu của Đoàn 759 (Lữ đoàn 125) đã lập công xuất sắc, đưa 152.876 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, thuốc chữa bệnh cho miền Nam, đưa đón 80.026 lượt cán bộ, chiến sĩ (trong đó, có hàng trăm cán bộ cao cấp của Đảng, của Quân đội) vào miền Nam và từ miền Nam ra miền Bắc, vượt qua gần 4 triệu hải lý an toàn (3).
Những lúc tàu thuyền ta bị địch bao vây, không thể thoát khỏi sự truy lùng của địch, những con tàu không số đã biến thành những khối thuốc nổ vào tàu địch. Cán bộ, chiến sĩ trên các con tàu đã chiến đấu 300 lần với địch và bị hơn 1.200 lần máy bay địch bắn phá nhưng vẫn bảo đảm được nhiệm vụ. Trong 168 con tàu ra đi từ năm 1966 đến năm 1972, có 08 trường hợp phải phá tàu. “Trong trường hợp đấu trí không nổi, đọ sức không thắng, hết đường quay về thì phải bằng lòng can đảm và ý chí quật cường phá tàu để xóa hết tang vật. Không có một con tàu nào đầu hàng” (4).
Đáng chú ý nhất là: “Riêng năm 1963, Đoàn 759 (Lữ đoàn 125) đã tổ chức được 28 chuyến tàu chở 1.318 tấn vũ khí vào chiến trường miền Nam”, số vũ khí này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tạo ra những chiến thắng có ý nghĩa bước ngoặt ở miền Nam, trong đó có trận Ấp Bắc vang dội (ngày 02-01-1963), tạo đà cho việc liên tiếp đánh thắng nhiều trận, diệt Mỹ trên chiến trường miền Nam với tinh thần “bám lưng Mỹ mà diệt”. Ta phá tan 1.891 đồn bốt, phá dỡ 623 đồn bốt ở miền Trung Nam Bộ và Tây Nam Bộ, mở ra khả năng đánh bại “chiến thuật trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ. Chiến thắng đó đã làm cho ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn dao động. Tỉnh trưởng An Xuyên (tỉnh Cà Mau ngày nay) đã báo cáo khẩn cấp về Phủ Tổng thống ngụy (ngày 15-9-1963): “Vũ khí của Việt Cộng đã vượt ra ngoài ước tính của chúng tôi. Việt Cộng đã dùng cối 81mm, đại liên 12,7mm, DK 275, là những thứ mà quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa có”(5).
Còn báo Washington của Mỹ (ngày 07-01-1963) đã phải thảng thốt đăng tải: “Những người cộng sản coi đây là chiến thắng đầu tiên. Quan trọng hơn, họ đã phát triển thành công những kỹ thuật đương đầu được với những công nghệ của Mỹ cung cấp cho miền Nam Việt Nam”(6).
Để đối đầu với quân địch, không chỉ cần có sự quyết tâm, tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường, mưu trí, sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ, mà còn cần phải có trang bị khí tài chất lượng. Nhờ có vũ khí từ “các tàu không số” chuyển vào, ta đã liên tiếp có nhiều trận chiến thắng lớn, như trận Bá Gia - Vạn Tường (tháng 7-1965, ở tỉnh Quảng Ngãi), quân giải phóng Quân khu 5 đã tiêu diệt gọn 01 chiến đoàn, 02 tiểu đoàn, phá hủy 15 xe, bắn rơi 18 máy bay địch; trận Vạn Tường, trận đánh trực diện với quân Mỹ, hạ 916 lính Mỹ, tiêu diệt 18 xe tăng, bắn rơi 22 máy bay Mỹ; trận Bàu Bàng (ngày 12-11-1965, ở tỉnh Bình Dương), Đoàn 759 (Lữ đoàn 125) đã tổ chức gấp rút 04 tàu chở 187 tấn vũ khí vào miền Tây Nam Bộ, đặc biệt có 03 quả thủy lôi lớn, súng tự động AKA, kính ngắm và súng bắn tỉa để kịp thời trang bị cho các sư đoàn chủ lực, trong đó một số trung đoàn được trang bị vũ khí hiện đại của Liên Xô, đã bao vây, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 lính Mỹ, Sư đoàn Bình Dã (F9), đã nhanh chóng diệt 01 tiểu đoàn Mỹ (Lữ đoàn 173); trận đánh chìm tàu chiến Mỹ “Ballon Rouge Victory” trên sông Lòng Tàu (huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh) bằng những quả thủy lôi khổng lồ KB của Liên Xô, chở từ miền Bắc vào (mỗi quả nặng 1.075 kg), do bộ đội Rừng Sác thực hiện đã làm hoảng loạn tinh thần của quân lính Mỹ.
Các chiến thắng đó đã khẳng định quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương: “Không sợ quân Mỹ, có thể đương đầu với quân Mỹ và có thể chiến đấu giành thắng lợi trong chiến tranh cục bộ”(7).
Trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, để thực hiện Chỉ thị “thần tốc” và “thần tốc hơn nữa” của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, phải kịp thời chuyển thật nhanh những vũ khí hạng nặng và hàng chục ngàn chiến sĩ vào miền Tây, kịp thời hợp đồng tác chiến với cánh quân đường bộ, Đoàn 759 (Lữ đoàn 125) đã vận chuyển thần tốc 130 lần với 143 chuyến tàu chở 8.721 tấn vũ khí hạng nặng, 50 xe tăng và đại pháo, đưa 18.741 cán bộ, chiến sĩ vượt 6.572 hải lý để kịp thời tham gia chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Đường Hồ Chí Minh trên biển cũng “muôn hình vạn trạng” như Đường Hồ Chí Minh trên bộ. Đoàn 759 (Lữ đoàn 125) đã sáng tạo nhiều phương thức khác nhau mà có lẽ cũng khó tìm thấy một tiền lệ nào trong lịch sử vận tải đường biển của loài người. Có những phương tiện thông thường như tàu biển, vận chuyển đột xuất những khối lượng lớn đi ra ngoài khơi xa, ban đêm tìm cơ hội thuận lợi đột nhập vào một bãi nào đó đã được hẹn trước. Lại có những thuyền đánh cá với những chiến sĩ trút bỏ áo lính để làm thường dân với thuyền hai đáy, sử dụng cho những cự ly xuất phát từ những bến phía Bắc vĩ tuyến 17 (tỉnh Quảng Bình) rồi đi gấp trong đêm vào các tỉnh phía Nam (miền Trung); có những chặng phải đi hai hoặc ba đêm. Cứ gần sáng, những chiếc thuyền đánh cá này phải tạm thời vào gần bờ để lẩn tránh tại những cơ sở đã được chuẩn bị sẵn sàng, trời tối lại lên đường. Một cơ hội tốt nữa là trong dịp Tết Nguyên đán, rất nhiều chuyến đi bắt đầu từ ngày 30, thậm chí mồng Một Tết. Nhưng Tết chỉ là một thời gian ngắn ngủi trong năm. Phần lớn thời gian vận chuyển ngoài Tết là thời gian có gió bão, tàu tuần tiễu của địch không đi được, máy bay trinh sát của địch không nhìn thấy. Đó là cơ hội lên đường. Tất cả các bến phà có chung một tính chất là tạo bất ngờ, theo khí phách “vào hang hùm thì không sợ cọp” đòi hỏi con người phải gan dạ, đối diện tình hình khó khăn, nguy hiểm không được bối rối và manh động.
Đảng, Nhà nước đã ghi nhận những đóng góp to lớn của Đoàn 759 (Lữ đoàn 125): “Năm tháng sẽ qua đi, nhưng Ðường Hồ Chí Minh trên biển mãi mãi là niềm tự hào của quân đội ta, nhân dân ta, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí sắt đá, quyết tâm giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước của dân tộc ta… Ðó cũng là biểu hiện sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta, đặc biệt là của cán bộ, chiến sĩ Ðoàn 759, Lữ đoàn 125, Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng, ròng rã 14 năm, đã bền bỉ, mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn. Trong đó, nhiều đồng chí cùng với “những con tàu không số” đã mãi mãi ở lại với biển cả, với non sông đất nước, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Tổ quốc mãi mãi ghi công”(8).
Đoàn 759 (Lữ đoàn 125) với “những chiếc tàu không số” - những ngôi sao sáng chói trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là những trang sử đặc biệt của chiến tranh nhân dân huyền thoại trong thời đại Hồ Chí Minh.
Nói một cách khác, đó là biểu hiện tập trung của bản lĩnh chính trị và chủ nghĩa anh hùng cách mạng tuyệt vời, đa dạng, muôn màu, muôn vẻ mà các lực lượng vũ trang nhân dân cần ra sức học tập và phát huy. Đặc biệt là lực lượng bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ trên các vùng biển, đảo của Tổ Quốc, cần không ngừng nêu cao ý chí chiến đấu, luôn luôn khắc sâu lời dạy của Bác Hồ: “Biển sâu, chí khí ta so vào càng sâu” để cùng với hải quân, cảnh sát biển và quân, dân vùng biển bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia vùng biển giàu đẹp của Tổ quốc./.
----------------------
(1) Võ Nguyên Giáp: Hào khí 100 năm, Nxb. Trẻ, 2011, tr. 289 - 290
(2) Đặng Phong: 5 đường mòn Hồ Chí Minh, Nxb. Trí Thức, 2008, tr. 153 – 154
(3) Báo Pháp luật và Đời sống, ngày 7-10-2011.
(4), (5), (6), (7), Đặng Phong: Sđd, tr. 214, 238, 237
(8) Diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngàv mở đường Hồ Chí Minh trên biển, xem: http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_tintucsukien/item/18792702.html
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015  (01/01/2015)
Điện thăm hỏi về trận lũ lụt lịch sử tại phía Đông Bắc Malaysia  (01/01/2015)
Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp vạch ra nhiệm vụ trọng tâm của năm 2015  (01/01/2015)
Chương trình “Vì chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ Quốc”  (01/01/2015)
Tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp  (01/01/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển