Phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia từ ngày 23 đến ngày 24-12.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
- Thưa Thứ trưởng, xin Thứ trưởng cho biết về kết quả chuyến thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang?
Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn: Nhận lời mời của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia từ ngày 23 đến ngày 24-12.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp và hai nước đang kỷ niệm 35 năm ngày Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Do vậy, chuyến thăm mang ý nghĩa hết sức quan trọng.
Quốc vương Campuchia đã dành cho Chủ tịch nước và đoàn sự tiếp đón hết sức trọng thị với những nghi lễ cao nhất.
Trong thời gian Chủ tịch nước ở thăm Campuchia, hai bên đã có nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao. Tại các cuộc tiếp xúc, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã trao đổi ý kiến sâu rộng về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước và các vấn đề quốc tế, khu vực mà hai bên cùng quan tâm và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Quốc vương và các nhà lãnh đạo Campuchia bày tỏ cảm ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn mà các thế hệ Lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã dành cho Campuchia trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong những lúc khó khăn; khẳng định sẽ luôn ghi nhớ sự giúp đỡ của các chiến sỹ tình nguyện Việt Nam đã giúp giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ vào năm 1979.
Tại các cuộc trao đổi, Lãnh đạo hai nước khẳng định sẽ tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hai nước theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đã thỏa thuận, trong đó có nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước mình để đe dọa an ninh của nước kia.
Hai bên nhất trí tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao, trao đổi đoàn các cấp; khuyến khích các hoạt động giao lưu giữa nhân dân, nhất là giữa các địa phương biên giới, đồng thời nhất trí tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân hai nước hiểu biết về truyền thống đoàn kết hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc, coi đây là yếu tố quan trọng góp phần gìn giữ và đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển bền vững.
Hai bên cũng hết sức coi trọng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, nhất trí xem xét điều chỉnh các chính sách liên quan nhằm thúc đẩy đầu tư và phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt mục tiêu 5 tỷ USD vào năm 2015 và tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
Hai bên tái khẳng định tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Hiệp ước, Hiệp định và các Thỏa thuận về biên giới giữa hai nước và quyết tâm sớm hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền nhằm xây dựng đường biên giới giữa hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; nhất trí tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và đối xử bình đẳng với kiều dân của nhau như đối với ngoại kiều khác trên lãnh thổ nước mình.
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục phối hợp, ủng hộ nhau trên các diễn đàn đa phương; tích cực tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12-2015 và xây dựng định hướng lớn cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Hai bên nhấn mạnh ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và các cam kết của khu vực; tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau và với các nước thành viên khác của Ủy hội Mekong quốc tế nhằm bảo đảm việc quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.
Có thể nói chuyến thăm đã thành công tốt đẹp. Các kết quả đã đạt được là rất quan trọng và là định hướng lớn cho quan hệ hai nước tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới.
- Xin Thứ trưởng cho biết triển vọng quan hệ hai nước trong thời gian tới?
Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn: Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống. Mối quan hệ này đã được nhiều thế hệ Lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, kể cả bằng sinh mệnh của mình. Bên cạnh đó, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước cũng đang trên đà phát triển tốt đẹp; hai nước cũng đều là thành viên ASEAN và quyết tâm cùng các nước thành viên ASEAN khác xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Trên cơ sở đó, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển, những thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm này và các chuyến thăm trước đó sẽ được hiện thực hóa, đáp ứng mong đợi của nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới./.
Toàn văn Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia  (25/12/2014)
Thủ tướng điện mừng Thủ tướng Nội các Nhật Bản Shinzo Abe  (25/12/2014)
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Năm 2015 sẽ không điều chỉnh tỷ giá quá 2%  (25/12/2014)
FTA là điểm nhấn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2015  (25/12/2014)
Chủ tịch nước tiếp tục các hoạt động thăm Vương quốc Campuchia  (25/12/2014)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay