Mục lục Tạp chí Cộng sản số 806 (12-2009)
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Nguyễn Văn Chi - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng
Ngay từ ngày thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm, coi trọng công tác kiểm tra và giữ gìn kỷ luật của Đảng. Quan điểm của Đảng về công tác kiểm tra được thể hiện ngay trong Điều lệ vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng: "Cái trách nhiệm của đảng viên và các đảng bộ là giữ theo kỷ luật của Đảng một cách rất nghiêm khắc".
Hoàng Bình Quân - Ban đối ngoại Trung ương - Phấn đấu, cống hiến và trưởng thành
Ban Đối ngoại Trung ương (tiền thân là Phòng Lào - Miên Trung ương), được thành lập theo Nghị quyết của Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 01-11-1949. Từ đó, ngày 01-11 hằng năm trở thành Ngày Truyền thống của ngành đối ngoại Đảng và Ban Đối ngoại Trung ương. Cùng với sự phát triển của sự nghiệp cách mạng đất nước, Ban Đối ngoại Trung ương có đóng góp to lớn vào công tác lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực đối ngoại.
NHÂN KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22-12-1944 - 22-12-2009) VÀ 20 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22-12-1989 - 22-12-2009)
Phùng Quang Thanh - Mấy bài học lớn về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam có sức mạnh trăm trận trăm thắng
Cách đây 65 năm, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay - được thành lập theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ thị nêu rõ: "Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền... Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang". Thực hiện Chỉ thị của Người: "Trong một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi", liên tiếp trong hai ngày 24 và 25-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã tiến đánh hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần, diệt và bắt tù binh, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của địch. Đây cũng là hai trận đánh đầu tiên, mở ra trang sử vàng truyền thống quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng, đánh thắng ngay từ trận đầu của quân đội ta.
Lê Văn Dũng - Xây dựng vững mạnh về chính trị - yếu tố quyết định sức mạnh và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam
Sự vững vàng của quân đội ta trước những biến cố chính trị - xã hội trên thế giới và những biến đổi kinh tế - xã hội trong nước những năm cuối của thế kỷ XX lại càng khẳng định nguyên lý: xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là yêu cầu cơ bản, xuyên suốt, là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội ta.
Triệu Xuân Hòa - Xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn Quân khu 7
Tiềm lực quốc phòng dựa trên nền tảng của tiềm lực chính trị - tinh thần, kinh tế, khoa học công nghệ và quân sự… Trong đó tiềm lực quân sự là then chốt. Xây dựng tiềm lực quốc phòng là nội dung cơ bản, là mục tiêu xuyên suốt của xây dựng nền quốc phòng toàn dân; thực hiện đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng trong tình hình mới; xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân trong thời bình. Quân khu 7 xem đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trần Văn Minh - Thực hiện chính sách hậu phương quân đội trong thời kỳ mới
Chính sách hậu phương quân đội là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng hậu phương vững mạnh, nhất là nền tảng chính trị, tinh thần, trực tiếp tác động mạnh mẽ đến công tác xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và của toàn dân.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Vũ Văn Hiền - Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Cơn bão dữ tài chính - kinh tế có sức tàn phá toàn cầu đã qua đỉnh điểm, sức gió hạ dần và rồi sẽ tan đi, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đã chạm đáy suy thoái và đang có dấu hiệu phục hồi với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, sự hủy hoại ghê gớm của cơn bão đó vẫn để lại những hậu quả to lớn, khôn lường. Kinh tế thế giới đang ngổn ngang bao công việc cần giải quyết và nhất là bao điều cần bàn luận một cách nghiêm túc. Trong những vấn đề hết sức cơ bản cần làm rõ, nổi lên một vấn đề hệ trọng, đó là việc cắt nghĩa vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Hoàng Chí Bảo - Tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta trong đổi mới
Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới ở nước ta cho thấy, tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội là những vấn đề mấu chốt của lý luận đổi mới, cũng là những nội dung rất căn bản của lý luận phát triển ở nước ta. Giải quyết hợp lý và đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội là những đòi hỏi tất yếu của phát triển, trực tiếp nhất là phát triển kinh tế và xã hội, hướng tới phát triển bền vững ở nước ta.
Lê Quốc Lý - Chủ nghĩa yêu nước trong hành động cụ thể
Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc là truyền thống quý báu của người dân Việt Nam. Trong mỗi thời đại và thời điểm của lịch sử nó được thể hiện ở các sắc thái khác nhau. Ngày hôm nay, trong giai đoạn dựng xây đất nước, phát triển kinh tế xã hội, sự thể hiện của tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc chính là hành động cụ thể đóng góp vào công cuộc xây dựng kinh tế đất nước giàu mạnh và hưởng ứng tích cực cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Hoàng Ngọc Hòa - Tăng trưởng theo chiều sâu để ngăn chặn suy giảm kinh tế trong giai đoạn hiện nay
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô... của nước ta những năm vừa qua đã bộc lộ những điểm yếu cơ bản đe dọa sự phát triển bền vững. Chúng ta cần tranh thủ cơ hội do khủng hoảng và suy thoái của kinh tế thế giới tạo ra để tái cấu trúc nền kinh tế.
Đỗ Mai Thành - Mấy suy nghĩ về vấn đề nhập siêu của Việt Nam
Nhập siêu là trạng thái kinh tế mà tại thời điểm tính toán kim ngạch xuất khẩu thấp hơn kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, muốn đánh giá đúng sự tác động của nhập siêu đến nền kinh tế phải xem xét một cách toàn diện, nhất là cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu. Nhập siêu kéo dài sẽ làm tăng thâm hụt cán cân thanh toán, dễ gây mất ổn định kinh tế vĩ mô.
THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
Hồ Xuân Mãn - Thừa Thiên - Huế gắn chặt hai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững quốc phòng - an ninh
Nằm ở trung độ đất nước, đồng thời là cực Nam của Quân khu 4, Thừa Thiên - Huế có chiều dài biên giới giáp nước bạn Lào 87 km, bờ biển 128 km, có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á, có Lăng Cô là một trong 20 vịnh biển đẹp nhất thế giới; nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây và trục giao thông đường sắt, đường bộ Bắc - Nam xuyên qua; có cảng hàng không quốc tế Phú Bài, cửa khẩu quốc gia A Đớt, Hồng Vân; hải cảng Thuận An và cảng nước sâu Chân Mây - "cửa ngõ" ra biển Đông ngắn nhất, thuận lợi cho trung chuyển hàng hóa nội địa và ra thế giới của khu vực miền Trung và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, khu vực Đông Á. Với vị thế chiến lược và đầy tiềm năng, triển vọng đó, Thừa Thiên - Huế được Trung ương xác định là tỉnh động lực trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là một địa bàn chiến lược trọng yếu về quốc phòng - an ninh.
Vũ Hoàng Hà - Bình Định tập trung đầu tư phát triển công nghiệp
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong xu thế hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp của Bình Định được chăm lo đầu tư phát triển, khẳng định rõ vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội như chế biến nông, lâm, thủy sản, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc... Nhiều đơn vị sản xuất ra những sản phẩm với thương hiệu có uy tín, trở thành thế mạnh của địa phương, không những được ưa chuộng trên thị trường cả nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu như hải sản cấp đông, đá granít ốp lát, mộc dân dụng, dược phẩm...
Nguyễn Hoàng Việt - An Giang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, với nhiều giải pháp đột phá sáng tạo, kinh tế nông thôn An Giang phát triển nhanh theo hướng tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, góp phần quan trọng tăng thu nhập bình quân đầu người từ 15,3 triệu đồng, tương đương 935 USD năm 2008 lên 21,95 triệu đồng, tương đương 1.291 USD đến năm 2010.
Trần Hanh - Hai mươi năm nỗ lực, xứng đáng là tổ chức chính trị - xã hội tin cậy của cấp ủy, chính quyền các cấp
Ra đời ngày 6-12-1989, hai mươi năm qua, Hội Cựu chiến binh Việt Nam lãnh đạo các thế hệ cựu chiến binh tiếp tục phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", xây dựng Hội theo tinh thần Tám chữ vàng được Ban Bí thư Trung ương tặng "Trung thành - Đoàn kết - Gương mẫu - Đổi mới"; góp phần vào những thành công trên mọi lĩnh vực của sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Phạm Lê Thanh - Ngành điện lực Việt Nam qua 55 năm xây dựng và trưởng thành
Ngày 21-12-1954, sau khi tiếp quản Thủ đô, Bác Hồ kính yêu đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ công nhân viên (CBCNV) Nhà máy đèn Bờ Hồ. Tại đây, Người đã căn dặn: "... Nhà máy bây giờ là của Chính phủ, của nhân dân, của các cô, các chú. Các cô, các chú phải cùng nhau gìn giữ và phát triển nó lên...”. Từ đó, ngày 21-12 hằng năm trở thành ngày truyền thống của ngành điện Việt Nam. Trải qua 55 năm thực hiện lời dạy của Bác Hồ, CBCNV ngành điện đã liên tục phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bùi Khắc Sơn - Hoạt động vì quyền lợi của người gửi tiền, bảo đảm an sinh xã hội
Hiện nay, trên thế giới có 104 quốc gia có hệ thống bảo hiểm tiền gửi công khai và 16 quốc gia đang nghiên cứu thành lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Trong và sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, các quốc gia liên tục công bố thành lập mới hoặc cải cách hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiện tại. Điều này khẳng định chính phủ và các nhà hoạch định chính sách các nước coi bảo hiểm tiền gửi là một công cụ quan trọng nhằm bảo vệ người gửi tiền và góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh của hệ thống tài chính quốc gia.
THẾ GIỚI: VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
Minh Quân - Dịch chuyển cán cân từ Tây sang Đông
Kinh tế thế giới tuy chưa thoát khỏi suy thoái nhưng ở một số nơi đã lác đác xuất hiện những dấu hiệu lạc quan. Điều đáng nói là những tín hiệu tuy ít ỏi nhưng hết sức quan trọng này lại không đến từ những nền kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật Bản hay Liên minh châu Âu, mà xuất hiện ở một số nền kinh tế mới nổi đang được gọi là “những điểm sáng”. Từ những chuyển động mang tính lịch sử này trên bản đồ kinh tế, bản đồ chính trị thế giới rồi đây cũng sẽ được vẽ lại và những vùng được tô đậm gam màu sức mạnh đang dịch chuyển dần từ Tây sang Đông.
Luận Thùy Dương - Chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á
Chính quyền Ô-ba-ma sau mấy tháng cầm quyền đã triển khai các hoạt động quốc tế khá sôi nổi trên phạm vi toàn cầu. Nhìn bề nổi, một chính sách đối ngoại mới đang hình thành, song các nhà quan sát vẫn đặt câu hỏi: liệu chính sách đối ngoại của Tổng thống B. Ô-ba-ma có thực sự mới không, và B.Ô-ba-ma có thay đổi chính sách đối với Đông Nam Á so với các tổng thống tiền nhiệm không?
Nguyễn Văn Lịch - Khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với vấn đề việc làm
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã khiến nền kinh tế của nhiều khu vực rơi vào tình trạng lao đao, dẫn đến khủng hoảng việc làm sâu rộng. Theo nhận định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nạn thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng cho đến cuối năm 2010 và có thể kéo dài tới 8 năm nữa. Các giải pháp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp nhằm nỗ lực tái tăng trưởng kinh tế đang là vấn đề ưu tiên của mọi quốc gia.
TÌM HIỂU KHÁI NIỆM
- G20
Giao lưu điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khu vực Tây Bắc  (08/12/2009)
Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam chuẩn bị Ðại hội IX của Hội  (08/12/2009)
Kết nối về giao thông vận tải trong các nước ASEAN  (08/12/2009)
Khai mạc Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu  (08/12/2009)
NATO thảo luận bổ sung quân tới Afghanistan  (08/12/2009)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay