Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội
22:44, ngày 06-12-2014
Ngày 6-12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiến hành tiếp xúc đông đảo cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ tám, Quốc hội Khóa XIII.
Đa số cử tri hoan nghênh kết quả Kỳ họp thứ tám, Quốc hội Khóa XIII, đã bàn thảo, quyết định nhiều nội dung, công việc quan trọng, đáp ứng yêu cầu, mong muốn của cử tri và nhân dân cả nước. Cử tri cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, đã có tác dụng tốt, vừa nêu cao tinh thần trách nhiệm, vừa nhắc nhở người được lấy phiếu tín nhiệm làm tốt hơn chức trách, nhiệm vụ của mình.
Qua phiên chất vấn và trả lời chất vấn, các bộ trưởng trả lời tương đối thỏa đáng các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Cử tri hy vọng sau Kỳ họp, bằng nhiều giải pháp, các bộ trưởng sẽ thực hiện lời hứa của mình, giải quyết tốt hơn những vấn đề đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm.
Tại các điểm tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua công tác phòng, chống tham nhũng bước đầu có tác dụng, nhưng kết quả chưa được như mong muốn vì tính quyết liệt chưa cao. Cử tri đề nghị cần đấu tranh mạnh mẽ hơn, xử lý nghiêm khắc, triệt để hơn đối với các đối tượng, hành vi tham nhũng; cần thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản của cán bộ; kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng vì đây là tài sản của nhân dân.
Nhiều cử tri băn khoăn lo lắng về tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, việc sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất rau quả, thực phẩm, thậm chí là thuốc chữa bệnh giả... đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người dân.
Cử tri cho rằng, thu hút đầu tư nước ngoài là cần thiết, nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, không vì lợi ích cục bộ mà ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Cử tri tin tưởng với sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội sẽ được hoàn thành. Tuy nhiên, cử tri vẫn lo ngại về tình trạng nợ công, nợ trái phiếu Chính phủ; đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát, Chính phủ điều hành linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và cả nhiệm kỳ.
Một số cử tri lo ngại về tình trạng luật đã được ban hành nhưng chậm đi vào cuộc sống; về những bất cập còn tồn tại trong giáo dục - đào tạo, tình trạng quá chú trọng thi cử, bằng cấp, số lượng giáo sư tiến sỹ nhiều nhưng phát minh sáng kiến khoa học đi vào cuộc sống thì không nhiều...
Ghi nhận và cảm ơn những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm và sự quan tâm sâu sát của cử tri đối với hoạt động của Quốc hội và các vấn đề lớn của đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Kỳ họp cuối năm có nhiều nội dung, khối lượng công việc nhiều, Quốc hội đã bàn 30 luật, thông qua 18 luật và nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó có nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Nghị quyết 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (sửa đổi), rồi hoạt động giám sát, chất vấn...
Tổng Bí thư cũng nhất trí với ý kiến của một số cử tri, cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, bảo đảm nề nếp, kỷ luật, chất lượng, hiệu quả các Kỳ họp Quốc hội.
Tổng Bí thư đã tiếp thu và trao đổi cởi mở, thắng thắn, trên tinh thần xây dựng về những vấn đề cử tri nêu. Xung quanh việc lấy phiếu tín nhiệm, Tổng Bí thư chỉ rõ: Lấy phiếu tín nhiệm là để thăm dò tín nhiệm vào một thời điểm, để kịp thời nhắc nhở, cảnh tỉnh, răn đe người làm chưa tốt; đồng thời khuyến khích động viên người đang làm tốt, đây là một kênh để Đảng đánh giá cán bộ, xem xét sắp tới có bổ nhiệm tiếp hay không.
Khi lấy phiếu tín nhiệm đạt mức tín nhiệm thấp, mới mang ra bỏ phiếu tín nhiệm, lúc này chỉ có 2 mức, một là tiếp tục làm hai là bãi miễn. Lấy phiếu tín nhiệm có 3 mức, còn bỏ phiếu tín nhiệm chỉ có 2 mức. Quốc hội đã thông qua, thống nhất cao việc sửa đổi Nghị quyết 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, vấn đề bây giờ là tập trung làm cho tốt, có hiệu quả.
Trước sự quan tâm của nhiều cử tri về vấn đề phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Phòng, chống tham nhũng là vấn đề cả xã hội quan tâm từ lâu, là quốc nạn. Tham nhũng gắn với quyền và lợi, với người có chức có quyền. Quan điểm của Đảng là kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng lãng phí, phòng là cơ bản, chống là quan trọng, phải kiên quyết làm, không có “vùng cấm”... Tuy nhiên, làm phải giữ vững ổn định chính trị để phát triển đất nước.
Về trường hợp của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, đã có Kết luận chính thức, công khai của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cần tập trung xử lý cho tốt, đúng quy định của pháp luật, vi phạm đến đâu, xử lý đến đó.
Xung quanh vấn đề Biển Đông, Tổng Bí thư chỉ rõ: Trung ương, Bộ Chính trị đã chỉ đạo rất chặt chẽ, phối hợp nhiều biện pháp, kiên quyết giữ cho được độc lập, chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, nhưng đồng thời phải giữ cho được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, giữ quan hệ hòa hiếu với các nước, không để bên ngoài kích động gây rối, phải rất bình tĩnh tỉnh táo, kiên quyết, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.
Vừa rồi, cộng đồng quốc tế ủng hộ, đánh giá cao đường lối đúng đắn, mềm dẻo, khôn khéo của Đảng, Nhà nước. Chúng ta kiên định thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, là bạn với tất cả các nước.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng, gắn với Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để chấn chỉnh đội ngũ, xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch vững mạnh, lấy lại niềm tin của nhân dân.
Tổng Bí thư chỉ rõ: "Cần tiếp tục thực hiện lâu dài, kiên trì, bền bỉ, không phải chỉ có kiểm điểm phê bình xong là thôi, nếu nói chưa kỷ luật được ai là thất bại thì không phải, Nghị quyết Trung ương 4 là toàn diện những vấn đề xây dựng Đảng về tư tưởng, về tổ chức, về con người và một loạt biện pháp, bao gồm 3 nội dung, 4 nhóm giải pháp.
Lấy phiếu tín nhiệm, xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là Nghị quyết Trung ương 4, rồi tập trung đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm, tổ chức lại các cơ quan thanh tra, điều tra khởi tố, tổ chức các đoàn đi kiểm tra, rồi xét xử các vụ án lớn... làm sao phải tâm phục khẩu phục, đừng để oan sai nhưng không để lọt tội".
Tổng Bí thư khẳng định: Phải tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng, các khóa sau vẫn tiếp tục làm, liên quan đến tổ chức, đến con người là phải kiên trì.
Tổng Bí thư cũng trao đổi về từng vấn đề cử tri nêu như giảm biên chế, cải cách chế độ tiền lương; tổ chức Hội đồng Nhân dân; bảo đảm thực thi luật trong thực tế cuộc sống...
Tổng Bí thư lưu ý, khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề, cần có phương pháp tiếp cận toàn diện, cụ thể, khách quan, biện chứng, lịch sử, phát triển, đừng chỉ thấy một mặt, một vế, một việc mà quy kết, không thổi phồng, nhưng cũng không chỉ thấy mặt xấu, mặt tiêu cực, dẫn đến bi quan chán nản.
Tổng Bí thư cảm ơn và mong muốn cử tri tiếp tục quan tâm, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết cho Đảng, cho Quốc hội, giúp các đại biểu Quốc hội làm tốt hơn nhiệm vụ của mình./.
Qua phiên chất vấn và trả lời chất vấn, các bộ trưởng trả lời tương đối thỏa đáng các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Cử tri hy vọng sau Kỳ họp, bằng nhiều giải pháp, các bộ trưởng sẽ thực hiện lời hứa của mình, giải quyết tốt hơn những vấn đề đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm.
Tại các điểm tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua công tác phòng, chống tham nhũng bước đầu có tác dụng, nhưng kết quả chưa được như mong muốn vì tính quyết liệt chưa cao. Cử tri đề nghị cần đấu tranh mạnh mẽ hơn, xử lý nghiêm khắc, triệt để hơn đối với các đối tượng, hành vi tham nhũng; cần thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản của cán bộ; kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng vì đây là tài sản của nhân dân.
Nhiều cử tri băn khoăn lo lắng về tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, việc sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất rau quả, thực phẩm, thậm chí là thuốc chữa bệnh giả... đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người dân.
Cử tri cho rằng, thu hút đầu tư nước ngoài là cần thiết, nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, không vì lợi ích cục bộ mà ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Cử tri tin tưởng với sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội sẽ được hoàn thành. Tuy nhiên, cử tri vẫn lo ngại về tình trạng nợ công, nợ trái phiếu Chính phủ; đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát, Chính phủ điều hành linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và cả nhiệm kỳ.
Một số cử tri lo ngại về tình trạng luật đã được ban hành nhưng chậm đi vào cuộc sống; về những bất cập còn tồn tại trong giáo dục - đào tạo, tình trạng quá chú trọng thi cử, bằng cấp, số lượng giáo sư tiến sỹ nhiều nhưng phát minh sáng kiến khoa học đi vào cuộc sống thì không nhiều...
Ghi nhận và cảm ơn những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm và sự quan tâm sâu sát của cử tri đối với hoạt động của Quốc hội và các vấn đề lớn của đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Kỳ họp cuối năm có nhiều nội dung, khối lượng công việc nhiều, Quốc hội đã bàn 30 luật, thông qua 18 luật và nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó có nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Nghị quyết 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (sửa đổi), rồi hoạt động giám sát, chất vấn...
Tổng Bí thư cũng nhất trí với ý kiến của một số cử tri, cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, bảo đảm nề nếp, kỷ luật, chất lượng, hiệu quả các Kỳ họp Quốc hội.
Tổng Bí thư đã tiếp thu và trao đổi cởi mở, thắng thắn, trên tinh thần xây dựng về những vấn đề cử tri nêu. Xung quanh việc lấy phiếu tín nhiệm, Tổng Bí thư chỉ rõ: Lấy phiếu tín nhiệm là để thăm dò tín nhiệm vào một thời điểm, để kịp thời nhắc nhở, cảnh tỉnh, răn đe người làm chưa tốt; đồng thời khuyến khích động viên người đang làm tốt, đây là một kênh để Đảng đánh giá cán bộ, xem xét sắp tới có bổ nhiệm tiếp hay không.
Khi lấy phiếu tín nhiệm đạt mức tín nhiệm thấp, mới mang ra bỏ phiếu tín nhiệm, lúc này chỉ có 2 mức, một là tiếp tục làm hai là bãi miễn. Lấy phiếu tín nhiệm có 3 mức, còn bỏ phiếu tín nhiệm chỉ có 2 mức. Quốc hội đã thông qua, thống nhất cao việc sửa đổi Nghị quyết 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, vấn đề bây giờ là tập trung làm cho tốt, có hiệu quả.
Trước sự quan tâm của nhiều cử tri về vấn đề phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Phòng, chống tham nhũng là vấn đề cả xã hội quan tâm từ lâu, là quốc nạn. Tham nhũng gắn với quyền và lợi, với người có chức có quyền. Quan điểm của Đảng là kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng lãng phí, phòng là cơ bản, chống là quan trọng, phải kiên quyết làm, không có “vùng cấm”... Tuy nhiên, làm phải giữ vững ổn định chính trị để phát triển đất nước.
Về trường hợp của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, đã có Kết luận chính thức, công khai của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cần tập trung xử lý cho tốt, đúng quy định của pháp luật, vi phạm đến đâu, xử lý đến đó.
Xung quanh vấn đề Biển Đông, Tổng Bí thư chỉ rõ: Trung ương, Bộ Chính trị đã chỉ đạo rất chặt chẽ, phối hợp nhiều biện pháp, kiên quyết giữ cho được độc lập, chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, nhưng đồng thời phải giữ cho được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, giữ quan hệ hòa hiếu với các nước, không để bên ngoài kích động gây rối, phải rất bình tĩnh tỉnh táo, kiên quyết, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.
Vừa rồi, cộng đồng quốc tế ủng hộ, đánh giá cao đường lối đúng đắn, mềm dẻo, khôn khéo của Đảng, Nhà nước. Chúng ta kiên định thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, là bạn với tất cả các nước.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng, gắn với Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để chấn chỉnh đội ngũ, xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch vững mạnh, lấy lại niềm tin của nhân dân.
Tổng Bí thư chỉ rõ: "Cần tiếp tục thực hiện lâu dài, kiên trì, bền bỉ, không phải chỉ có kiểm điểm phê bình xong là thôi, nếu nói chưa kỷ luật được ai là thất bại thì không phải, Nghị quyết Trung ương 4 là toàn diện những vấn đề xây dựng Đảng về tư tưởng, về tổ chức, về con người và một loạt biện pháp, bao gồm 3 nội dung, 4 nhóm giải pháp.
Lấy phiếu tín nhiệm, xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là Nghị quyết Trung ương 4, rồi tập trung đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm, tổ chức lại các cơ quan thanh tra, điều tra khởi tố, tổ chức các đoàn đi kiểm tra, rồi xét xử các vụ án lớn... làm sao phải tâm phục khẩu phục, đừng để oan sai nhưng không để lọt tội".
Tổng Bí thư khẳng định: Phải tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng, các khóa sau vẫn tiếp tục làm, liên quan đến tổ chức, đến con người là phải kiên trì.
Tổng Bí thư cũng trao đổi về từng vấn đề cử tri nêu như giảm biên chế, cải cách chế độ tiền lương; tổ chức Hội đồng Nhân dân; bảo đảm thực thi luật trong thực tế cuộc sống...
Tổng Bí thư lưu ý, khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề, cần có phương pháp tiếp cận toàn diện, cụ thể, khách quan, biện chứng, lịch sử, phát triển, đừng chỉ thấy một mặt, một vế, một việc mà quy kết, không thổi phồng, nhưng cũng không chỉ thấy mặt xấu, mặt tiêu cực, dẫn đến bi quan chán nản.
Tổng Bí thư cảm ơn và mong muốn cử tri tiếp tục quan tâm, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết cho Đảng, cho Quốc hội, giúp các đại biểu Quốc hội làm tốt hơn nhiệm vụ của mình./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại tỉnh Long An  (06/12/2014)
Bộ Chính trị Trung Quốc định hướng phát triển kinh tế 2015  (06/12/2014)
Lào ghi nhận những đóng góp của phái đoàn Việt Nam tại Geneva  (06/12/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thăm và làm việc tại Hàn Quốc  (05/12/2014)
Bắc Ninh: Ngành giáo dục và đào tạo học tập và làm theo lời Bác  (05/12/2014)
“Bulgaria coi Việt Nam là đối tác quan trọng ở Đông Nam Á”  (05/12/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay