EU khởi động gói hỗ trợ trị giá 400 triệu euro tại Việt Nam
Phát biểu tại cuộc họp báo sáng 04-12 tại Hà Nội, Tổng cục Phát triển và Hợp tác EuropeAid (Bỉ), ông Pierre Amilhat đã công bố, 04-12 là ngày Liên minh châu Âu (EU) chính thức khởi động chương trình “Viện trợ đa niên” (MIP) cho Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020.
Liên minh châu Âu nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác song phương với Việt Nam thông qua việc tăng tổng giá trị gói hỗ trợ thêm 30% so với giai đoạn 7 năm trước.
Trị giá gói hỗ trợ 400 triệu euro cho giai đoạn 2014 - 2020 sẽ chủ yếu hỗ trợ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, thông qua việc phát triển ngành năng lượng và nâng cao năng lực quản trị công và pháp quyền.
Ông Pierre Amilhat nhận định Việt Nam đã có những bước tiến xa trên con đường xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống người dân.
Tuy nhiên, vẫn còn đó rất nhiều thách thức. Liên minh châu Âu đã quyết định tiếp tục, thậm chí còn hỗ trợ mạnh mẽ hơn những cố gắng của Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Việc khởi động này là kết quả của tuyên bố chính thức giữa Liên minh châu Âu và Chính phủ Việt Nam vào ngày 13-10-2014 vừa qua, nhân chuyến thăm EU của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong khi chương trình MIP trước đây tập trung vào các lĩnh vực y tế, viện trợ thương mại, nền pháp quyền và du lịch có trách nhiệm, chương trình MIP mới sẽ tập trung vào lĩnh vực năng lượng bền vững, nâng cao năng lực quản trị công và pháp quyền. Theo đó, một loạt các dự án trong các lĩnh vực kể trên sẽ được thiết kế và triển khai trong những năm tới.
Trong lĩnh vực năng lượng, sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu sẽ góp phần tạo nên một ngành công nghiệp năng lượng bền vững hơn, thông qua việc xúc tiến sử dụng các nguồn năng lượng thay thế sạch và hiệu quả.
Đặc biệt, chương trình hướng tới khu vực dân cư chưa được tiếp cận nguồn điện chiếm 3% tổng dân số và cam kết từ nay đến năm 2020 sẽ mang điện đến với khoảng 64.577 hộ dân.
Thêm vào đó, tới năm 2020, sẽ có 568.000 hộ dân tại khu vực nông thôn sẽ được sử dụng điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng thay thế.
Ông Pierre Amilhat cho biết viện trợ phát triển cho Việt Nam là một ưu tiên trong chương trình nghị sự của Liên minh châu Âu. EU đang là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam.
Với hiệp định thương mại tự do (FTA) đang được đàm phán dự kiến sẽ được ký kết vào nửa đầu năm 2015 sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai bên./.
Hội Nhà báo Việt Nam tập huấn về công tác kiểm tra năm 2014  (04/12/2014)
Kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Australia  (04/12/2014)
UNFPA tư vấn sức khỏe giới tính tại chuỗi sự kiện Rockstom7  (04/12/2014)
UNFPA tư vấn sức khỏe giới tính tại chuỗi sự kiện Rockstom7  (04/12/2014)
Ung thư là một trong những bệnh gia tăng hàng đầu ở Việt Nam  (04/12/2014)
Ung thư là một trong những bệnh gia tăng hàng đầu ở Việt Nam  (04/12/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay