Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế - nhìn từ thực tiễn Quảng Ninh
TCCSĐT - Sáng nay (ngày 11-10-2014), tại thành phố Hạ Long, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học cấp Nhà nước, với chủ đề: “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế - nhìn từ thực tiễn Quảng Ninh”. PGS, TS. Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh và PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cùng chủ trì Hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo
95 tham luận, trong đó có 15 tham luận của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng và Ủy viên Trung ương Đảng gửi tới Ban Tổ chức Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng; các đồng chí Hà Đăng, Hữu Thọ, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương; và hơn 200 đại biểu đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đầu ngành trong công tác xây dựng Đảng, nhiều nhà lãnh đạo quản lý, chỉ đạo thực tiễn ở các đơn vị, địa phương trong cả nước.
Đồng chí Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, |
Phát biểu Đề dẫn Hội thảo, PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khẳng định: Trải qua gần 85 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, từ lãnh đạo cách mạng trong điều kiện chưa có chính quyền đến khi trở thành Đảng cầm quyền; từ khi có nhiều đảng phái tham gia, đến khi trở thành một đảng duy nhất cầm quyền; từ cầm quyền trên một nửa đất nước đến khi cầm quyền trên phạm vi cả nước; từ lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến cứu nước, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc là chủ yếu đến lãnh đạo xây dựng đất nước trong hòa bình, ở mỗi thời kỳ cách mạng, xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ cụ thể của Đảng và căn cứ vào bối cảnh trong nước và quốc tế, Đảng ta luôn có những phương thức lãnh đạo phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ đó. Trong công cuộc đổi mới đất nước, cùng với sự đổi mới toàn diện, sâu sắc và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Đảng ta rất coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo đối với xã hội, đối với Nhà nước; tiếp tục tự đổi mới mình, tự nâng cao mình để khẳng định vị thế Đảng lãnh đạo - cầm quyền.
Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, và thực tiễn phát triển của đất nước, đặt ra nhiều cơ hội, thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi Đảng phải tiếp tục đổi mới toàn diện, trong đó cấp bách là đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền. Nói cụ thể, đó chính là đổi mới hệ thống phương pháp, hình thức, biện pháp mà Đảng sử dụng để lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm hiện thực hóa Cương lĩnh chính trị, chủ trương, đường lối, quan điểm, mục tiêu của Đảng trong thực tiễn. Phương thức lãnh đạo của Đảng có vai trò hết sức quan trọng đối với việc chuyển hóa mục tiêu, nội dung lãnh đạo của Đảng thành hiện thực.
Khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trong những năm vừa qua, Đảng ta không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà nước ta đạt được qua gần 30 năm đổi mới cho thấy, kết quả đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, đồng thời, phát huy tốt hơn vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật; nâng cao hơn chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, phát huy vai trò làm chủ thực sự của nhân dân, đóng góp tích cực vào những thành tựu đổi mới chung của đất nước.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, |
Phát biểu Chào mừng và tham luận tại Hội thảo, PGS, TS. Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh: Trong suốt chặng đường hơn 50 năm qua, kể từ ngày thành lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Bác Hồ, cùng với truyền thống lịch sử, cách mạng và những giá trị vật chất, văn hóa tinh thần kết tinh trên mảnh đất địa đầu Đông Bắc Tổ quốc đã và tiếp tục trở thành nền tảng, là tiền đề quan trọng quyết định trong quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh. Từ một tỉnh miền núi ven biển, Quảng Ninh vươn lên trở thành một trong ba cực tăng trưởng của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc trên địa bàn tỉnh được cải thiện rõ rệt; chính trị, xã hội luôn ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước được giữ vững; hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được mở rộng, vị thế của Quảng Ninh được nâng cao; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng tiến bộ và được củng cố vững chắc.
Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công cuộc đổi mới trên địa bàn tỉnh gần 30 năm qua, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh quán triệt nghiêm túc, vận dụng sáng tạo và thực hiện có hiệu quả Cương lĩnh, Nghị quyết Đại hội Đảng và các văn kiện của Trung ương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh giành được nhiều thành tựu mới trên tất cả các lĩnh vực.
Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, |
Từ diễn đàn Hội thảo, nhiều vấn đề lý luận và những khúc mắc trong thực tiễn công tác đảng được nêu ra, các ý kiến được trao đổi trực tiếp, thẳng thắn. Các đại biểu đều nhất trí cho rằng, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng vừa qua dù cần thiết và đạt được nhiều kinh nghiệm nhưng chưa ngang tầm, chưa thực sự được như mong muốn, và chưa phù hợp với điều kiện mới. Nhất là việc đổi mới phương thức lãnh đạo của không ít cấp ủy còn chậm và lúng túng, chưa đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị, nhất là đổi mới kinh tế; phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trên một số nội dung chưa rõ, chưa phù hợp và chưa hiệu quả. Vì vậy, vấn đề cấp bách cần đặt ra và giải quyết hiện nay là phải đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc của Đảng ở tất cả các cấp. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất, là xây dựng và thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể phải đặt trên cơ sở pháp luật, đồng thời tôn trọng tính độc lập tương đối về tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các tổ chức này.
Nhìn tổng thể các ý kiến phát biểu và tham luận gửi tới Hội thảo có thể chia thành 5 nhóm vấn đề trọng tâm: Thứ nhất, vì sao phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng?; thứ hai, vấn đề rường cột có ý nghĩa cốt tử trong việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là đổi mới phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị; thứ ba, một khâu then chốt, lâu nay chúng ta chưa chú ý thỏa đáng là đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng; thực hiện nghiêm chế độ lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; thứ tư, chung quanh các vấn đề xây dựng, thực thi các nguyên tắc tổ chức và hoạt động, trực tiếp quyết định vị trí, vai trò và trình độ của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng hiện nay; thứ năm, về những điều kiện cần và đủ để Đảng tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Kết luận Hội thảo, Ban Tổ chức khẳng định: Công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, nhất là sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh tế thị trường phải gắn với giải quyết các vấn đề xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia… với tất cả những cơ hội và thách thức, trong đó có thách thức sinh tử cấp bách đòi hỏi Đảng ta phải chủ động đổi mới phương thức lãnh đạo một cách ngang tầm, phù hợp và hiệu quả. Trong đó, rường cột của công việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế hiện nay là Đảng hóa thân trong Nhà nước, trong các thành viên của hệ thống chính trị nước ta, để thực hiện vị trí, vai trò và trách nhiệm lãnh đạo, cầm quyền của mình và chịu trách nhiệm trước lịch sử và nhân dân.
Sau Hội thảo, Ban Tổ chức tiếp tục chắt lọc những tinh hoa khoa học, những luận đề nóng bỏng, cấp bách đã thống nhất cần thực thi để vận dụng ngay trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn và báo cáo Trung ương Đảng, góp phần thiết thực vào xây dựng và hoàn thiện nội dung văn kiện Đại hội XII sắp tới của Đảng./.
Thiếu hụt nguồn nhân lực ngành Y tế ở các địa bàn khó khăn  (11/10/2014)
Giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường đợt 2  (10/10/2014)
Cơ bản hoàn thành công trình Nhà Quốc hội kịp phục vụ kỳ họp thứ 8  (10/10/2014)
Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô  (10/10/2014)
Việt Nam - Thành viên tích cực của ASEM  (10/10/2014)
Bà Rịa - Vũng Tàu phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  (10/10/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên