Việt Nam - Thành viên tích cực của ASEM
Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Italy Matteo Renzi, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM) lần thứ 10 tại Milan, Italy từ ngày 16 đến ngày 17-10.
Với chủ đề “Đối tác trách nhiệm vì tăng trưởng và an ninh bền vững”, Hội nghị Cấp cao ASEM 10 sẽ tập trung thảo luận 4 nội dung chính, gồm: Các vấn đề kinh tế - tài chính và kết nối Á - Âu; các vấn đề toàn cầu; các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; định hướng tương lai ASEM. Ngoài ra, trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEM 10 sẽ diễn ra cuộc họp cấp cao không chính thức ASEAN - EU.
Qua 18 năm tham gia ASEM, Việt Nam luôn là một thành viên tích cực, năng động và có trách nhiệm, phát huy được vai trò và vị thế tại ASEM, nổi bật nhất là việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEM 5 (2004) và 5 Hội nghị Bộ trưởng trong các lĩnh vực: Kinh tế, công nghệ thông tin, ngoại giao, giáo dục, lao động.
Việt Nam cũng đề xuất hướng giải quyết cho 2 lần mở rộng ASEM và cùng các thành viên thông qua nhiều văn kiện và quyết định quan trọng mang tính định hướng trong tiến trình hợp tác như “Tuyên bố Hà Nội về Quan hệ đối tác kinh tế ASEM chặt chẽ hơn” và “Tuyên bố ASEM về Đối thoại giữa các nền văn hóa, văn minh”, “Khuyến nghị về cải tiến phương thức hoạt động ASEM”.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những nước đi đầu khởi xướng và duy trì cơ chế hợp tác về ứng phó thiên tai và “Đối thoại ASEM về phát triển bền vững” trong quản lý nguồn nước, trong đó tập trung hợp tác tiểu vùng các nước ven sông Mekong - Danube.
Việt Nam cũng là một trong những thành viên chủ động đề xuất, tham gia nhiều sáng kiến nhất (chủ trì 20 sáng kiến và đồng tác giả của 24 sáng kiến) trong các lĩnh vực an ninh lương thực, an ninh năng lượng, quản lý nguồn nước, biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai, kinh tế, tăng trưởng xanh, an sinh xã hội, khoa học - công nghệ, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, văn hóa, y tế, giao thông vận tải, giao lưu thanh niên.
Để tiếp tục nâng tầm quan hệ giữa Việt Nam với EU và các đối tác quan trọng khác trong ASEM cũng như đóng góp cho quan tâm chung, trong năm 2014, Việt Nam sẽ tiếp tục có những đề xuất, sáng kiến tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (xóa nghèo), đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn nước, ứng phó thiên tai, thúc đẩy hợp tác cụ thể Mekong - Danube.
Việt Nam cũng sẽ tổ chức Hội thảo ASEM không chính thức về nhân quyền lần thứ 14 với chủ đề “Doanh nghiệp và quyền con người” (tại Hà Nội, từ ngày 18-11 đến ngày 20-11-2014), hoạt động lớn nhất Việt Nam đăng cai năm nay trên tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, góp phần tăng cường đối thoại và hiểu biết giữa 2 châu lục.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao ASEM 10 lần này nhằm tiếp tục chủ động đóng góp vào các nội dung quan trọng của Hội nghị, nâng cao vị thế của Việt Nam, đồng thời phối hợp với các thành viên ASEM trong các vấn đề phát triển, an ninh; tăng cường hợp tác song phương với các nước thành viên nhằm nâng tầm quan hệ đối tác.
Diễn đàn hợp tác Á - Âu, gọi tắt là ASEM thành lập năm 1996 theo sáng kiến của Singapore và Pháp và sự ủng hộ tích cực của ASEAN. Mục tiêu của ASEM là tạo dựng “một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á - Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn” và “tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng”. Qua 5 lần mở rộng, ASEM không ngừng lớn mạnh, tăng hơn gấp đôi số lượng thành viên (từ 26 lên 53 thành viên), trong đó có 4 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, 12 nước G20,… ASEM chiếm khoảng 63% dân số thế giới, 57% GDP và 68% thương mại toàn cầu. Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 10 tổ chức tại Milan (Italy), tháng 10-2014. Trước đó, ASEM 1 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan), tháng 3-1996. ASEM 2 tổ chức tại London (Anh), tháng 4-1998. ASEM 3 tổ chức tại Seoul (Hàn Quốc), tháng 10-2000. ASEM 4 tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch), tháng 9-2002. ASEM 5 tổ chức tại Hà Nội (Việt Nam), tháng 10-2004. ASEM 6 tổ chức tại Helsinki (Phần Lan), tháng 9-2006. ASEM 7 tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc), tháng 10-2008. ASEM 8 tổ chức tại Brussels (Bỉ), tháng 10-2010. ASEM 9 tổ chức tại Vientiane (CHDCND Lào), tháng 11-2012. |
Bà Rịa - Vũng Tàu phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  (10/10/2014)
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đoàn đại biểu nữ chức sắc, chức việc, nữ tu tôn giáo tiêu biểu  (10/10/2014)
Quảng Ninh trưng bày bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa  (10/10/2014)
Phó Chủ tịch Quốc hội thăm Không gian Hồ Chí Minh ở Pháp  (10/10/2014)
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội hữu nghị Việt Nam - Lào  (10/10/2014)
Điện mừng Thủ tướng New Zealand  (10/10/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay