Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Dự Lễ ký kết về phía Ủy ban Dân Tộc có đồng chí: Giàng Seo Phử, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Nông Quốc Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc. Về phía Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có các đồng chí: Vũ Xuân Hồng, Bí thư đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; Đôn Tuấn Phong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp; Bùi Khắc sơn, Phó Chủ tịch chuyên trách cùng các lãnh đạo đại các ban thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Theo bản ký kết hai cơ quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số; theo dõi và phản ánh kịp thời, đầy đủ và toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; phối hợp các hoạt động cụ thể nhằm tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách với Đảng, Nhà nước để góp phần giải quyết những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa và biên giới, hải đảo; tăng cường vận động viện trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững; và tăng cường phối hợp trong công tác quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng chí Giàng Seo Phử nhấn mạnh, trong những năm qua, với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, sự giúp đỡ tài trợ của các tổ chức quốc tế, cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào các dân tộc, cuộc sống của nhân dân các dân tộc thiểu số đang dần được thay đổi. Kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2 - 4%/năm. Tuy nhiên, đến nay vùng dân tộc và miền núi vẫn là vùng nghèo cao nhất của cả nước, trong đó các xã đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo là 45%, cá biệt có nơi lên tới trên 90%. Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững từ nay đến năm 2020, đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc ký kết Chương trình phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là bước đi có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Thống nhất với quan điểm của đồng chí Giàng Seo Phử, đồng chí Vũ Xuân Hồng cho biết, trong những năm qua với tư cách là đầu mối về quan hệ vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài và là cơ quan thường trực của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã cùng các cơ quan, địa phương tích cực vận động, quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Trong 10 năm qua, các tổ chức phi chính phủ đã tài trợ cho Việt Nam hơn 2,5 tỷ USD không hoàn lại thông qua khoảng gần 3.000 chương trình/ dự án mỗi năm. Trong mấy năm nay, mỗi năm các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ Việt Nam khoảng 300 triệu USD chủ yếu dành cho các chương trình thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt tập trung nhiều vào những địa bàn khó khăn vùng sâu, vùng xa. Số đồng bào dân tộc thiểu số và người dân sống ở vùng này hưởng lợi từ các dự án do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ là khá lớn.
Phát huy những kết quả đạt được, việc Ủy ban Dân tộc và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ký kết phối hợp công tác là một bước đi mới nhằm gắn kết và giúp mỗi cơ quan thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, đặc biệt trong việc thực hiện Đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2014 - 2020 và Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013 - 2017 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, Ủy ban Dân tộc và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ phối hợp hoạt động cụ thể nhằm tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách với Đảng, Nhà nước góp phần giải quyết những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa và biên giới, hải đảo; tăng cường vận động viện trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững; kêu gọi hoặc phối hợp vận động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và cá nhân nước ngoài triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số…./.
Hướng tới Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ X năm 2014  (25/09/2014)
Đại biểu dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc vào Lăng viếng Bác  (25/09/2014)
Việt Nam ủng hộ nỗ lực chống khủng bố của cộng đồng quốc tế  (25/09/2014)
Đoàn cấp cao Quân đội Việt Nam thăm, làm việc tại Campuchia  (25/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay