Điện lưới quốc gia chắp cánh cho huyện đảo đi lên
Lý Sơn là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 1992 và trở thành huyện đảo tiền tiêu của nước ta. Diện tích của huyện là khoảng 9,97 km², dân số hơn 20.460 người. Huyện gồm 3 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình. Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây 25-30 triệu năm.
Tiềm năng kinh tế, du lịch
Nằm cách đất liền khoảng 30 km. Đảo Lý Sơn này không chỉ nổi tiếng với nghề trồng tỏi mà còn thu hút nhiều du khách đến khám phá bởi nó ẩn chứa một vẻ đẹp khó có nơi nào có được… Được hình thành nhờ sự phun trào của núi lửa các đây hàng triệu năm… địa chất, địa hình và cảnh quan đảo Lý Sơn có nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch.
Bãi biển ở Lý Sơn rất đẹp theo đúng nghĩa: Biển xanh - cát trắng - nắng vàng… Ven bờ biển từ chùa Hang đến hang Câu là một cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ, một bên là vách núi sừng sững, một bên là trời biển mênh mông…
Ngoài việc thăm quan những bãi biển thiên nhiên thì việc thăm viếng những ngôi đền, chùa cổ linh thiêng ở trên đảo cũng là một điểm hấp dẫn du khách như: Chùa Hang, chùa Đục, hang Câu, miếu bà Chúa Ngọc, đình làng An Hải, dinh Bà Roi, giếng Vua, miệng Núi lửa, di tích hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, Âm Linh Tự và một số ngôi mộ cổ…Nổi tiếng nhất trong đó là chùa Hang. Đây là hang động lớn nhất đảo dùng để thờ Phật, được tạo thành từ thế kỉ XVI từ một vách đá dựng đứng cao gần 20m ở ngọn Thới Lới, do nước biển xâm thực. Hang có bề ngang 30m ăn sâu vào núi trên 25m theo kiểu hàm ếch. Trong hang có những kỉ đá, giường đá rất đẹp. Trước cửa là dãy bàng cổ thụ cành lá sum xuê phủ kín cửa hang, trước dãy bàng là tượng Quan Thế Âm hướng ra biển.
Ngày 13-07-2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định công nhận Tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn gồm các điểm du lịch tại huyện Lý Sơn theo các tuyến: Chùa Hang, Đình làng An Hải, Chùa Đục, Miệng núi Lửa, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, Âm linh tự và một số nhà cổ tại huyện Lý Sơn.
Huyện đảo còn được mệnh danh là "Vương quốc tỏi" vì đặc sản gỏi tỏi. Người dân trên đảo sống nhờ vào đánh bắt hải sản và trồng tỏi.
Ngoài giá trị về du lịch thì Lý Sơn còn được biết đến là nơi lưu lại nhiều bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam. Những bằng chứng vật thể và phi vật thể còn lưu lại hàng trăm năm qua tại Lý Sơn đã chứng tỏ Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Tổ quốc.
Điện lưới quốc gia - Chắp cánh cho huyện đảo phát triển
Dù tiềm năng rất lớn nhưng khó khăn lớn nhất trong phát triển của Lý Sơn là vấn đề điện. Không có nguồn điện lưới quốc gia làm cho chi phí cho các dịch vụ du lịch, chế biến thủy hải sản tăng cao. Các dịch vụ lưu trú, khách sạn không đáp ứng yêu cầu của du khách.
Đã có nhiều phương án cấp điện cho đảo Lý Sơn được nghiên cứu triển khai, nhưng tất cả đều không thành hiện thực, người dân trên đảo Lý Sơn vẫn phải chịu cảnh thiếu điện trầm trọng. Người dân “khát” điện, doanh nghiệp không thể phát triển vì thiếu điện, hòn đảo tiền tiêu giàu tiềm năng nhưng tất cả vẫn chỉ là tiềm năng!
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 14-10-2013, Bộ Công Thương phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm” với mục tiêu cung cấp điện ổn định, chất lượng phục vụ nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Tổng Công ty Điện lực miền Trung được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư dự án này.
Ngay sau khi phương án giải quyết vốn đầu tư được chấp thuận, Tổng Công ty đã thành lập Ban chỉ đạo để trực tiếp theo dõi, xử lý công việc và giám sát chặt chẽ chất lượng, tiến độ triển khai công trình. Các hạng mục của dự án được thi công bảo đảm đúng và vượt tiến độ. Theo kế hoạch ban đầu và hợp đồng EPC đã ký với liên danh nhà thầu Prysmian-Thái Dương thì tiến độ thực hiện 225 ngày. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của UBND tỉnh Quảng Ngãi; sự nỗ lực cao của chủ đầu tư, nhà thầu Prysmian-Thái Dương và các đơn vị liên quan, dự án đã được triển khai và hoàn thành sớm hơn dự kiến gần 1 tháng.
Song song với việc xây dựng đường cáp ngầm xuyên biển, Tổng Công ty Điện lực miền Trung cũng khẩn trương thực hiện nâng cấp lưới điện phân phối trên đảo. Toàn bộ hệ thống lưới điện phân phối trên đảo đã được quản lý trên bản đồ số và được Tổng Công ty đầu tư lắp đặt 4.280 công tơ điện tử thông minh với công nghệ đọc chỉ số từ xa “RF - Spider”.
Và những chuyển động đầu tiên
Khó có thể diễn tả hết niềm vui của người dân Lý Sơn khi điện lưới quốc gia về đến đảo. Ai ai cũng đều phấn khởi. Các cơ sở sản xuất, dịch vụ đã có kế hoạch mở rộng và chuyển đổi máy móc sang sử dụng điện thay dầu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tại các cửa hàng mua bán điện máy ở Lý Sơn, lượng người đi mua máy giặt, tủ lạnh, ti vi... tăng đột biến.
Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Trần Ngọc Nguyên cho biết, đã có nhiều nhà đầu tư ra đảo đặt vấn đề xây dựng khách sạn, mở các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến nông sản. Lãnh đạo huyện cũng đã có kế hoạch đón đầu để khi nguồn điện ra đảo, sẽ trở thành xung lực mới trong việc khai thác tốt nhất tiềm năng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo…
Bí thư Huyện ủy Lý Sơn Nguyễn Thanh nói ngày đón dòng điện lưới quốc gia tới đây chắc chắn là một trong những dịp trọng đại nhất của Lý Sơn: “Có điện lưới, Lý Sơn sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, du lịch, biển đảo… Đó là cú hích để Lý Sơn thay đổi mạnh mẽ trong thời gian tới”.
Cả đảo Lý Sơn đang náo nức như ngày hội lớn…./.
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ với công tác bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long  (25/09/2014)
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ với công tác bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long  (25/09/2014)
Lễ phát động quốc gia Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn 2014  (25/09/2014)
Những vấn đề đặt ra đối với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Cửu Long  (25/09/2014)
Những vấn đề đặt ra đối với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Cửu Long  (25/09/2014)
Củng cố hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore  (25/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay