Một số địa phương giải quyết khiếu nại tố cáo chưa “đến nơi đến chốn”
Trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” tối 21-9, trước phản ánh thời gian qua vẫn còn nhiều trường hợp Chính phủ và các cơ quan chức năng Trung ương kết luận rõ ràng nhưng tính hiệu lực không cao vì không có người thực hiện và không có người giám sát thực hiện các quyết định này, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, việc giải quyết khiếu nại tố cáo, theo quy định phải thực hiện nhiều bước, nhưng sau khi có quyết định, các cơ quan nhà nước các cấp có trách nhiệm thực hiện quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong thời gian qua, theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, nhiều địa phương tích cực giải quyết vụ việc để chấm dứt khiếu nại tố cáo của công dân, nhưng còn một vài địa phương, tỷ lệ không lớn, một vài vụ việc thực hiện không nghiêm, làm dân bức xúc, khi quyết định có hiệu lực rồi không được thực hiện “đến nơi đến chốn”.
Thứ hai, việc thực hiện kỷ luật hành chính trong chừng mực một số vụ việc chưa được chấp hành nghiêm. Đặc biệt là các cơ quan Trung ương chỉ đạo, thậm chí có vụ việc Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nhưng thực hiện không kịp thời làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo, gây bức xúc cho người dân.
Do đó, Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị thực hiện quyết định có hiệu lực pháp luật phải thực hiện tích cực hơn mục tiêu chấm dứt giải quyết khiếu nại các vụ việc; các cơ quan nhà nước phải thực hiện kỷ luật hành chính nghiêm trên tinh thần: “cấp dưới chấp hành cấp trên, địa phương phải chấp hành Trung ương, có như vậy kỷ cương, phép nước mới đuợc thực hành nghiêm”.
Mặt khác, người khiếu nại tố cáo phải nhận thức đầy đủ Luật khiếu nại tố cáo, khi cơ quan nhà nước đã giải quyết hết thẩm quyền, đến nơi đến chốn nhưng người dân không chấp nhận tiếp tục khiếu kiện, theo Điều 9 Luật tiếp công dân, cơ quan nhà nước có quyền từ chối tiếp dân và thụ lý đơn. Trong trường hợp này người dân có quyền tiếp khiếu đến cơ quan có thẩm quyền như Tòa án hành chính.
Tổng Thanh tra Chính phủ cũng thông tin thêm: Nếu cơ quan tiếp công dân cấp cơ sở thực hiện không nghiêm, theo Điều 9 Luật Tiếp công dân quy định 8 hành vi nghiêm cấm như: thiếu trách nhiệm; phân biệt đối xử, còn lại là các quy định khác người tiếp công dân không được thực hiện.
Nếu cơ quan tiếp công dân thiếu trách nhiệm hoặc phân biệt đối xử; gây cản trở sẽ bị xử lý bằng hình thức chấn chỉnh, xử lý hành chính, kỷ luật về tổ chức, nếu nặng hơn xử lý về mặt pháp luật.
Đề cập đến một trường hợp tại TP. Hồ Chí Minh 16 năm đi khiếu kiện nhưng vẫn chưa được giải quyết, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh nêu rõ, đây cũng là một trong những trường hợp khiếu kiện phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Trong trường hợp này, trước hết cấp có thẩm quyền nào không thực hiện tốt thì có khuyết điểm. Tuy nhiên người dân cũng phải xem lại có phải khiếu kiện đúng thẩm quyền hay không, đúng trách nhiệm của cơ quan nhà nước hay khiếu kiện không đúng thẩm quyển và vượt cấp, hy vọng khiếu kiện càng cao giải quyết càng nhanh, điều này không đúng quy định của pháp luật. Do đó, “cần phải xem xét ở cả hai phía” - Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh./.
Việt Nam - Singapore hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia  (21/09/2014)
Trên 100 dự án nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp Bắc Giang  (21/09/2014)
Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón Sene Dolta với niềm vui được mùa  (21/09/2014)
Thông xe đường cao tốc dài nhất Việt Nam  (21/09/2014)
Đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ  (21/09/2014)
Đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ  (21/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên