Ô nhiễm môi trường không khí tiếp tục là vấn đề nhức nhối
Thậm chí như thành phố Đà Nẵng - một trong những tỉnh được đánh giá là “thành phố sạch nhất” của cả nước, những năm gần đây ô nhiễm không khí cũng đang có chiều hướng tăng cao. Số liệu cho thấy, số ngày ô nhiễm không khí vượt ngưỡng cho phép từ 40 ngày (năm 2011) đã lên tới 128 ngày (năm 2013).
Theo báo cáo môi trường quốc gia, môi trường không khí hiện đang bị ô nhiễm từ các nguồn như hoạt động giao thông, công nghiệp, xây dựng, dân sinh và ô nhiễm xuyên biên giới. Trong đó, hoạt động giao thông đường bộ là nguyên nhân chính gây ô nhiễm bụi, nhất là các thành phố có mật độ phương tiện giao thông cao.
Ngoài ra, các chất độc hại tại các đô thị lớn, khí thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và bụi từ các công trình xây dựng cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.
Trong những năm gần đây, hoạt động dân sinh như đốt than tổ ong, đốt rơm rạ sau thu hoạch cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn. Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm khói mù từ các nước láng giềng cũng đã gây những tác động tiêu cực đến môi trường không khí nước ta.
Thêm vào đó, hoạt động chăn nuôi theo mô hình hộ gia đình cũng là nguồn gây ô nhiễm khó kiểm soát đối với môi trường không khí tại các khu vực nông thôn. Theo thống kê, mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra khoảng 75 - 85 triệu tấn chất thải ra môi trường, gây mùi hôi thối.
Ngoài ra, báo cáo môi trường quốc cũng nêu rõ, các hiện tượng thời tiết dị thường xuất hiện ngày càng nhiều đang gây những ảnh hưởng xấu tới môi trường không khí. Song song với đó, tỷ lệ che phủ rừng và diện tích cây xanh đô thị đóng vai trò điều hòa khí hậu không tỷ lệ thuận với tốc độ đô thị hóa gây ra những tác động xấu tới môi trường không khí.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến nhấn mạnh, ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường không khí từ lâu đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ảnh hưởng rất nặng nề tới sức khỏe con người và quá trình “phát triển sạch” của đất nước.
Theo đánh giá của cơ quan quốc tế chuyên nghiên cứu về bệnh ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi ở người. Báo cáo cho thấy, năm 2010, trên thế giới đã có 22.000 trường hợp tử vong do ung thư phổi, trong đó có Việt Nam.
“Là năm thứ 2 báo cáo môi trường quốc gia lựa chọn chủ đề môi trường không khí, có thể khẳng định đây là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Chính vì vậy, việc đánh giá, phân tích nguyên nhân, tác động của các vấn đề liên quan đến môi trường không khí sẽ giúp cho việc điều chỉnh, bổ sung các chính sách, kế hoạch và giải pháp cải thiện môi trường không khí ở nước ta”, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến chia sẻ./.
Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm Ngày Bác Hồ về thăm Đền Hùng  (19/09/2014)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12  (19/09/2014)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12  (19/09/2014)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên