Hiệp định hòa bình - bước tiến tới sự ổn định ở đất nước Phi-líp-pin
22:47, ngày 31-05-2014
TCCSĐT- Vừa qua, tại Phủ Tổng thống ở Ma-ni-la, đại diện của Chính phủ Phi-líp-pin và đại diện của Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Mô-rô đã ký kết Hiệp định toàn diện về Bangsamoro (Bang-xa-mô-rô) kết thúc cuộc đàm phán kéo dài 17 năm nhằm đạt được hòa bình giữa hai bên, đồng thời chấm dứt cuộc xung đột kéo dài trong nhiều thập niên qua ở nước này. Hiệp định được hy vọng sẽ đánh dấu bước tiến quan trọng để đi đến nền hòa bình, ổn định ở Phi-líp-pin.
Chấm dứt cuộc xung đột hơn bốn thập niên
Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Mô-rô (MILF) là nhóm vũ trang theo chủ nghĩa Hồi giáo lớn nhất ở miền Nam Phi-líp-pin. Các thành viên của nhóm hầu hết hoạt động tại vùng Bang-xa-mô-rô (Bangsamoro) gồm một phần đảo Min-đa-nao (Mindanao), quần đảo Xu-lu (Sulu), Pa-la-oan (Palawan), Ba-xi-lan (Basilan) và các hòn đảo lân cận khác. Lực lượng này đã tiến hành nhiều hoạt động chống Chính phủ Phi-líp-pin từ những năm 70 của thế kỷ trước, với mục tiêu thành lập chính quyền độc lập trên đảo Min-đa-nao và một số đảo khác ở miền Nam Phi-líp-pin. Hoạt động của MILF chống chính phủ trong hơn bốn thập niên qua đã khiến ít nhất 120.000 người thiệt mạng, hơn 2 triệu người dân ở miền Nam Phi-líp-pin phải lánh nạn.
Các cuộc đàm phán để tiến tới thỏa thuận hòa bình giữa Chính phủ Phi-líp-pin và phe nổi dậy được khởi động từ năm 1996 đến nay. Năm 2012, Chính phủ Phi-líp-pin đã ký kết một thỏa thuận khung với MILF nhằm chấm dứt xung đột bằng việc cam kết ngừng bắn, lực lượng MILF phải từ bỏ đòi hỏi độc lập cho khu vực mà MILF chiếm giữ trên đảo Min-đa-nao, tiến tới thành lập một khu tự trị Bang-xa-mô-rô nằm trên đảo Min-đa-nao. Hai vấn đề khác liên quan đến thỏa thuận hòa bình là các phương thức chuyển giao quyền lực và việc chia sẻ tài nguyên, cũng được ký kết vào năm 2013. Tiếp đó, ngày 25-01-2014, tại thủ đô Ku-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), các nhà đàm phán của Chính phủ Phi-líp-pin và thủ lĩnh của MILF đã kết thúc đàm phán về văn kiện cuối cùng liên quan tới việc từng bước giải giáp nhóm phiến quân này.
Như vậy, quá trình chuẩn bị đi đến ký kết Hiệp định toàn diện về vùng Bang-xa-mô-rô (CAB) đã được hai bên xúc tiến. Lễ ký kết hiệp định này vào hôm 27-3 được diễn ra với sự chứng kiến của 1.000 quan khách, trong đó có Tổng thống Phi-líp-pin B. A-qui-nô, Chủ tịch MILF A. H. Mu-rát E-bra-him (Al Haj Murad Ebrahim) và Thủ tướng Ma-lai-xi-a Na-díp Ra-dắc (Najib Razak), người trung gian thương lượng giữa Chính phủ Phi-líp-pin và MILF.
Hy vọng cho hòa bình
Hiệp định toàn diện về vùng Bang-xa-mô-rô bao gồm các điểm chính: MILF đồng ý từ bỏ yêu sách thành lập quốc gia riêng ở Min-đa-nao và nhất trí thành lập khu tự trị Bang-xa-mô-rô hoạt động theo chế độ đại nghị vào năm 2016 thay cho khu tự trị Hồi giáo Min-đa-nao. Khu tự trị Bang-xa-mô-rô gồm 5 tỉnh, 2 thành phố, 06 thị trấn và 39 làng (chiếm 10% diện tích Phi-líp-pin). Sau khi Quốc hội Phi-líp-pin thông qua Luật Cơ bản Bang-xa-mô-rô vào cuối năm 2014, Ủy ban Chuyển tiếp Bang-xa-mô-rô sẽ được thành lập để quản lý vùng Min-đa-nao đến khi nghị viện Bang-xa-mô-rô được bầu vào năm 2016. Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Mô-rô nhất trí giải thể lực lượng vũ trang và giải giáp vũ khí. Cảnh sát địa phương sẽ được thành lập để đảm nhiệm các chức năng của cảnh sát và quân đội Phi-líp-pin tại khu tự trị Bang-xa-mô-rô. Chính phủ Phi-líp-pin giữ lại đặc quyền về các vấn đề quốc phòng, ngoại giao, tiền tệ và quốc tịch tại khu tự trị Bang-xa-mô-rô. Chính quyền khu tự trị Bang-xa-mô-rô sẽ nhận 75% doanh thu các loại thuế, phí; 75% doanh thu từ khai thác khoáng sản kim loại tại Min-đa-nao và kiểm soát khu vực đánh bắt 12 hải lý tính từ bờ biển đảo Min-đa-nao. Luật Hồi giáo Sa-ri-a (Sharia) chỉ áp dụng cho cộng đồng Hồi giáo trong các vụ án dân sự. Người dân ở khu tự trị Bang-xa-mô-rô được bảo đảm các quyền cơ bản về đi lại, riêng tư, tự do tôn giáo và ngôn luận.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Tổng thống B. A-qui-nô tuyên bố sẽ ngăn chặn những kẻ muốn phá hoại nỗ lực của Chính phủ Phi-líp-pin và MILF trong việc thành lập một thực thể chính trị Bang-xa-mô-rô. Ông B. A-qui-nô ghi nhận sẽ còn nhiều cản trở trên con đường xây dựng hòa bình, nhưng cũng nhấn mạnh hiệp định này là cơ hội để chấm dứt vòng luẩn quẩn nghèo đói - bất công - bạo lực. Còn Chủ tịch MILF M. E-bra-him cam kết sẽ từ bỏ đấu tranh vũ trang và sẽ không giành quyền kiểm soát độc quyền trong bộ máy chính quyền khu tự trị Bang-xa-mô-rô. Thủ tướng Ma-lai-xi-a N. Ra-dắc nhận định, “bằng việc ký kết thỏa thuận này, hai bên đã nhìn nhận không chỉ các vấn đề trong quá khứ mà còn hướng tới triển vọng tương lai. Sau nhiều năm xung đột, đã mất nhiều mạng người thì đây là một hành động đầy dũng cảm”. Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Hê-len Clác (Helen Clark) tuyên bố, Hiệp định toàn diện về Bang-xa-mô-rô sẽ mở ra hòa bình bền vững ở Min-đa-nao. Bà ghi nhận Liên hợp quốc sẽ hợp tác với Chính phủ Phi-líp-pin để bảo đảm hiệp định được thực hiện đúng đắn. Như vậy, với nỗ lực của cả chính phủ và tổ chức MILF cùng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Hiệp định được hy vọng sẽ đánh dấu bước tiến quan trọng đi đến nền hòa bình, ổn định lâu dài ở Phi-líp-pin.
Vẫn còn nhiều chông gai
Tuy nhiên, bên cạnh MILF, ở Phi-líp-pin còn có một số nhóm phiến quân nổi dậy cũng hoạt động tại đảo Min-đa-nao, như Mặt trận Giải phóng dân tộc Mô-rô (MNLF) hay các nhóm vũ trang A-bu Say-áp (Abu Sayyaf),… Trước đây, từng có một thỏa thuận đã được ký vào năm 1996 giữa chính quyền Ma-ni-la và nhóm MNLF, thế nhưng MNLF đã không tiến hành giải giáp vũ khí sau thỏa thuận hòa bình ký kết với chính phủ, vẫn tiếp tục hoạt động chống chính phủ. Nhóm này hiện được cho là đang tập hợp các tay súng tại thành phố Dam-boang-ga (Zamboanga del Sur), có thể là một biểu hiện cho việc bắt đầu chiêu mộ các tay súng của MILF và từ dân địa phương, những người không đồng tình với thỏa thuận mới của MILF với chính phủ vì không hài lòng việc thành lập khu tự trị Bang-xa-mô-rô. Triển vọng chấm dứt bạo lực ở vùng này còn vấp phải nhiều khó khăn khi nghèo đói, những cuộc nổi dậy và tình trạng không tuân thủ luật pháp vẫn diễn ra phổ biến.
Những nhóm nổi dậy khác thề tiếp tục chiến đấu để có nền độc lập hoàn toàn. Hai nhóm vũ trang Hồi giáo khác tại đảo Min-đa-nao là BIFF (các tay súng tự do Hồi giáo Bang-xa-mô-rô) và A-bu Say-áp đã thẳng thừng phản đối thỏa thuận mới và có thể cũng sẽ chiêu mộ các tay súng MILF không hài lòng với thỏa thuận, tương tự như việc MILF thu phục các tay súng của MNLF bất bình với thỏa thuận ký kết vào năm 1996. Tổ chức này nổi lên với hành động bắt cóc đòi tiền chuộc, đã chọn nơi ẩn náu tại khu vực rừng núi hẻo lánh ở Ba-xi-lan và tiến hành các vụ tấn công lẻ tẻ nhằm vào các lực lượng của chính phủ. Việc các nhóm phiến quân A-bu Say-áp, BIFF, MNLF và có thể là một số lượng lớn các tay súng của MILF phản đối thỏa thuận mới của MILF với chính phủ Phi-líp-pin hoạt động trở lại sẽ là nguy cơ cản trở hy vọng mang lại hòa bình lâu dài cho Phi-líp-pin.
Ngoài ra, từ nay đến năm 2016, khi thỏa thuận dự kiến được hoàn thành, nhiều nhân tố có thể sẽ tác động cản trở đến thỏa thuận hòa bình được ký kết, nhất là vấn đề tổ chức trưng cầu dân ý cũng như quá trình giải giáp vũ khí của các thành viên MILF. Thực tế cho thấy, con đường tiến tới hòa bình ở Phi-líp-pin giữa Chính phủ và các nhóm phiến quân vẫn còn rất nhiều chông gai. Tuy nhiên, vạn sự khởi đầu nan. Việc ký kết CAB thể hiện thiện chí của Chính phủ Phi-líp-pin và lực lượng MILF đạt được nền hòa bình lâu dài không chỉ có lợi cho đảo Min-đa-nao mà còn cho cả Phi-líp-pin, phù hợp với xu thế hòa bình, ổn định, đáp ứng nguyện vọng của người dân, sẽ là cơ sở để Chính phủ Phi-líp-pin nỗ lực duy trì, thúc đẩy xây dựng một đất nước Phi-líp-pin hòa bình, ổn định và phát triển./.
Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Mô-rô (MILF) là nhóm vũ trang theo chủ nghĩa Hồi giáo lớn nhất ở miền Nam Phi-líp-pin. Các thành viên của nhóm hầu hết hoạt động tại vùng Bang-xa-mô-rô (Bangsamoro) gồm một phần đảo Min-đa-nao (Mindanao), quần đảo Xu-lu (Sulu), Pa-la-oan (Palawan), Ba-xi-lan (Basilan) và các hòn đảo lân cận khác. Lực lượng này đã tiến hành nhiều hoạt động chống Chính phủ Phi-líp-pin từ những năm 70 của thế kỷ trước, với mục tiêu thành lập chính quyền độc lập trên đảo Min-đa-nao và một số đảo khác ở miền Nam Phi-líp-pin. Hoạt động của MILF chống chính phủ trong hơn bốn thập niên qua đã khiến ít nhất 120.000 người thiệt mạng, hơn 2 triệu người dân ở miền Nam Phi-líp-pin phải lánh nạn.
Các cuộc đàm phán để tiến tới thỏa thuận hòa bình giữa Chính phủ Phi-líp-pin và phe nổi dậy được khởi động từ năm 1996 đến nay. Năm 2012, Chính phủ Phi-líp-pin đã ký kết một thỏa thuận khung với MILF nhằm chấm dứt xung đột bằng việc cam kết ngừng bắn, lực lượng MILF phải từ bỏ đòi hỏi độc lập cho khu vực mà MILF chiếm giữ trên đảo Min-đa-nao, tiến tới thành lập một khu tự trị Bang-xa-mô-rô nằm trên đảo Min-đa-nao. Hai vấn đề khác liên quan đến thỏa thuận hòa bình là các phương thức chuyển giao quyền lực và việc chia sẻ tài nguyên, cũng được ký kết vào năm 2013. Tiếp đó, ngày 25-01-2014, tại thủ đô Ku-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), các nhà đàm phán của Chính phủ Phi-líp-pin và thủ lĩnh của MILF đã kết thúc đàm phán về văn kiện cuối cùng liên quan tới việc từng bước giải giáp nhóm phiến quân này.
Như vậy, quá trình chuẩn bị đi đến ký kết Hiệp định toàn diện về vùng Bang-xa-mô-rô (CAB) đã được hai bên xúc tiến. Lễ ký kết hiệp định này vào hôm 27-3 được diễn ra với sự chứng kiến của 1.000 quan khách, trong đó có Tổng thống Phi-líp-pin B. A-qui-nô, Chủ tịch MILF A. H. Mu-rát E-bra-him (Al Haj Murad Ebrahim) và Thủ tướng Ma-lai-xi-a Na-díp Ra-dắc (Najib Razak), người trung gian thương lượng giữa Chính phủ Phi-líp-pin và MILF.
Hy vọng cho hòa bình
Hiệp định toàn diện về vùng Bang-xa-mô-rô bao gồm các điểm chính: MILF đồng ý từ bỏ yêu sách thành lập quốc gia riêng ở Min-đa-nao và nhất trí thành lập khu tự trị Bang-xa-mô-rô hoạt động theo chế độ đại nghị vào năm 2016 thay cho khu tự trị Hồi giáo Min-đa-nao. Khu tự trị Bang-xa-mô-rô gồm 5 tỉnh, 2 thành phố, 06 thị trấn và 39 làng (chiếm 10% diện tích Phi-líp-pin). Sau khi Quốc hội Phi-líp-pin thông qua Luật Cơ bản Bang-xa-mô-rô vào cuối năm 2014, Ủy ban Chuyển tiếp Bang-xa-mô-rô sẽ được thành lập để quản lý vùng Min-đa-nao đến khi nghị viện Bang-xa-mô-rô được bầu vào năm 2016. Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Mô-rô nhất trí giải thể lực lượng vũ trang và giải giáp vũ khí. Cảnh sát địa phương sẽ được thành lập để đảm nhiệm các chức năng của cảnh sát và quân đội Phi-líp-pin tại khu tự trị Bang-xa-mô-rô. Chính phủ Phi-líp-pin giữ lại đặc quyền về các vấn đề quốc phòng, ngoại giao, tiền tệ và quốc tịch tại khu tự trị Bang-xa-mô-rô. Chính quyền khu tự trị Bang-xa-mô-rô sẽ nhận 75% doanh thu các loại thuế, phí; 75% doanh thu từ khai thác khoáng sản kim loại tại Min-đa-nao và kiểm soát khu vực đánh bắt 12 hải lý tính từ bờ biển đảo Min-đa-nao. Luật Hồi giáo Sa-ri-a (Sharia) chỉ áp dụng cho cộng đồng Hồi giáo trong các vụ án dân sự. Người dân ở khu tự trị Bang-xa-mô-rô được bảo đảm các quyền cơ bản về đi lại, riêng tư, tự do tôn giáo và ngôn luận.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Tổng thống B. A-qui-nô tuyên bố sẽ ngăn chặn những kẻ muốn phá hoại nỗ lực của Chính phủ Phi-líp-pin và MILF trong việc thành lập một thực thể chính trị Bang-xa-mô-rô. Ông B. A-qui-nô ghi nhận sẽ còn nhiều cản trở trên con đường xây dựng hòa bình, nhưng cũng nhấn mạnh hiệp định này là cơ hội để chấm dứt vòng luẩn quẩn nghèo đói - bất công - bạo lực. Còn Chủ tịch MILF M. E-bra-him cam kết sẽ từ bỏ đấu tranh vũ trang và sẽ không giành quyền kiểm soát độc quyền trong bộ máy chính quyền khu tự trị Bang-xa-mô-rô. Thủ tướng Ma-lai-xi-a N. Ra-dắc nhận định, “bằng việc ký kết thỏa thuận này, hai bên đã nhìn nhận không chỉ các vấn đề trong quá khứ mà còn hướng tới triển vọng tương lai. Sau nhiều năm xung đột, đã mất nhiều mạng người thì đây là một hành động đầy dũng cảm”. Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Hê-len Clác (Helen Clark) tuyên bố, Hiệp định toàn diện về Bang-xa-mô-rô sẽ mở ra hòa bình bền vững ở Min-đa-nao. Bà ghi nhận Liên hợp quốc sẽ hợp tác với Chính phủ Phi-líp-pin để bảo đảm hiệp định được thực hiện đúng đắn. Như vậy, với nỗ lực của cả chính phủ và tổ chức MILF cùng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Hiệp định được hy vọng sẽ đánh dấu bước tiến quan trọng đi đến nền hòa bình, ổn định lâu dài ở Phi-líp-pin.
Vẫn còn nhiều chông gai
Tuy nhiên, bên cạnh MILF, ở Phi-líp-pin còn có một số nhóm phiến quân nổi dậy cũng hoạt động tại đảo Min-đa-nao, như Mặt trận Giải phóng dân tộc Mô-rô (MNLF) hay các nhóm vũ trang A-bu Say-áp (Abu Sayyaf),… Trước đây, từng có một thỏa thuận đã được ký vào năm 1996 giữa chính quyền Ma-ni-la và nhóm MNLF, thế nhưng MNLF đã không tiến hành giải giáp vũ khí sau thỏa thuận hòa bình ký kết với chính phủ, vẫn tiếp tục hoạt động chống chính phủ. Nhóm này hiện được cho là đang tập hợp các tay súng tại thành phố Dam-boang-ga (Zamboanga del Sur), có thể là một biểu hiện cho việc bắt đầu chiêu mộ các tay súng của MILF và từ dân địa phương, những người không đồng tình với thỏa thuận mới của MILF với chính phủ vì không hài lòng việc thành lập khu tự trị Bang-xa-mô-rô. Triển vọng chấm dứt bạo lực ở vùng này còn vấp phải nhiều khó khăn khi nghèo đói, những cuộc nổi dậy và tình trạng không tuân thủ luật pháp vẫn diễn ra phổ biến.
Những nhóm nổi dậy khác thề tiếp tục chiến đấu để có nền độc lập hoàn toàn. Hai nhóm vũ trang Hồi giáo khác tại đảo Min-đa-nao là BIFF (các tay súng tự do Hồi giáo Bang-xa-mô-rô) và A-bu Say-áp đã thẳng thừng phản đối thỏa thuận mới và có thể cũng sẽ chiêu mộ các tay súng MILF không hài lòng với thỏa thuận, tương tự như việc MILF thu phục các tay súng của MNLF bất bình với thỏa thuận ký kết vào năm 1996. Tổ chức này nổi lên với hành động bắt cóc đòi tiền chuộc, đã chọn nơi ẩn náu tại khu vực rừng núi hẻo lánh ở Ba-xi-lan và tiến hành các vụ tấn công lẻ tẻ nhằm vào các lực lượng của chính phủ. Việc các nhóm phiến quân A-bu Say-áp, BIFF, MNLF và có thể là một số lượng lớn các tay súng của MILF phản đối thỏa thuận mới của MILF với chính phủ Phi-líp-pin hoạt động trở lại sẽ là nguy cơ cản trở hy vọng mang lại hòa bình lâu dài cho Phi-líp-pin.
Ngoài ra, từ nay đến năm 2016, khi thỏa thuận dự kiến được hoàn thành, nhiều nhân tố có thể sẽ tác động cản trở đến thỏa thuận hòa bình được ký kết, nhất là vấn đề tổ chức trưng cầu dân ý cũng như quá trình giải giáp vũ khí của các thành viên MILF. Thực tế cho thấy, con đường tiến tới hòa bình ở Phi-líp-pin giữa Chính phủ và các nhóm phiến quân vẫn còn rất nhiều chông gai. Tuy nhiên, vạn sự khởi đầu nan. Việc ký kết CAB thể hiện thiện chí của Chính phủ Phi-líp-pin và lực lượng MILF đạt được nền hòa bình lâu dài không chỉ có lợi cho đảo Min-đa-nao mà còn cho cả Phi-líp-pin, phù hợp với xu thế hòa bình, ổn định, đáp ứng nguyện vọng của người dân, sẽ là cơ sở để Chính phủ Phi-líp-pin nỗ lực duy trì, thúc đẩy xây dựng một đất nước Phi-líp-pin hòa bình, ổn định và phát triển./.
Việt Nam khẳng định luôn theo đuổi hòa bình  (31/05/2014)
Nga - Trung Quốc tăng cường hợp tác để cùng hưởng lợi  (31/05/2014)
Shangri-La 13: Giải quyết bất đồng theo phương thức hòa bình  (31/05/2014)
Việt Nam gửi Công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên hợp quốc  (31/05/2014)
Gần 6 triệu người chết mỗi năm vì bệnh liên quan tới thuốc lá  (31/05/2014)
Toàn văn trả lời phỏng vấn CNN của Đại sứ Việt Nam tại Mỹ  (31/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên