Chuyên gia Đức: Trung Quốc có động cơ chính trị ở Biển Đông
Trong bài trả lời phỏng vấn báo Làn sóng Đức ngày 14-5, tiến sĩ Gerhard Will, chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học và Chính trị (SWP) ở Berlin cho rằng Trung Quốc có động cơ chính trị khi tiến hành hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou - 981) gần bờ biển Việt Nam.
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn lời tiến sĩ Gerhard Will nói việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 gần bờ biển Việt Nam là điều đáng ngạc nhiên khi các chuyên gia trong khu vực đã đánh giá không có trữ lượng lớn về dầu mỏ ở đây. Do vậy, theo ông, có thể nói Trung Quốc đặt nặng động cơ chính trị khi tiến hành hạ đặt giàn khoan ngay gần bờ biển của Việt Nam.
Tiến sĩ Gerhard Will cũng nghi ngờ về thời điểm hành động của Chính phủ Trung Quốc là nhằm thử tinh thần đoàn kết của các nước ASEAN với Việt Nam cũng như sự ủng hộ và hợp tác của Mỹ với Việt Nam và Philippines.
Theo chuyên gia Đức, Trung Quốc muốn thông qua hành động này để thử hiệp hội ASEAN sau Hội nghị cấp cao các nước Đông Nam Á. Đồng thời chuyên gia này cũng nhận định ASEAN chưa có phản ứng “đến nơi đến chốn” và chưa tìm được tiếng nói chung trước vụ việc trên. Sự khác biệt về lợi ích trong ASEAN vẫn rất lớn và không phải tất cả mọi nước thành viên trong khối đều có xung đột lãnh thổ với Trung Quốc, thậm chí một số nước còn muốn tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn với Trung Quốc thay vì trong nội bộ ASEAN.
Tiến sĩ Gerhard Will cũng cho rằng việc Indonesia “được đề nghị” làm trung gian hòa giải là một “động thái khôn khéo” của Trung Quốc. Một mặt, điều đó cho thấy rõ mức độ thống nhất trong ASEAN, mặt khác, đánh đi tín hiệu về sự sẵn sàng đàm phán của Bắc Kinh. Trung Quốc đã không tính trước được sự phản ứng quá mạnh như hiện nay ở Việt Nam và hiện đang tính đường thoái lui. Điều này cho thấy Trung Quốc cũng không có một chiến lược thực sự nhất quán ở Biển Đông. Tiến sĩ Gerhard Will cũng cho rằng việc xảy ra các cuộc biểu tình bạo lực tại Việt Nam những ngày qua là điều nằm ngoài ý định của Chính phủ Việt Nam cũng như của cá nhân ông.
Trước đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại thành phố Hamburg, tiến sĩ Gerhard Will đã khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 như vậy là “một bước thụt lùi nghiêm trọng cho những nỗ lực nhằm giảm thiểu xung đột trên Biển Đông cũng như việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết”. Hành động của Trung Quốc không phải là việc làm đầu tiên của nước này nhằm thực hiện yêu sách lãnh thổ chiếm tới gần 80% tổng diện tích Biển Đông với đường chín đoạn của họ. Ông khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rõ ràng là vi phạm các quy định về luật biển quốc tế mà chính Trung Quốc đã ký kết, cũng như vi phạm DOC mà các nước ASEAN và Trung Quốc ký tháng 11-2002./.
Khai mạc phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (15/05/2014)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tích cực chuẩn bị cho Đại hội VIII  (15/05/2014)
Chủ tịch nước điện thăm hỏi về vụ sập hầm mỏ ở Thổ Nhĩ Kỳ  (15/05/2014)
Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ có bước phát triển mới  (15/05/2014)
Việt Nam - Lào đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực tài chính  (15/05/2014)
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an ninh trật tự  (15/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên