Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Myanmar
Tiếp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Myanmar U. Maung Myint chiều 13-5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Myanmar.
Hoan nghênh ngài U. Maung Myint sang thăm làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự đón tiếp chu đáo và tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 được tổ chức tại Myanmar.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong chuyến tham dự Hội nghị vừa qua, Thủ tướng đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Myanmar Thein Sein nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời nhất trí phối hợp cùng các nước ASEAN khác thúc đẩy đoàn kết, xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015; cùng có tiếng nói chung của ASEAN trong các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Nhấn mạnh việc hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư đang tiến triển tích cực nhưng chưa xứng với tiềm năng và mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên cần rà soát lại để thúc đẩy mạnh mẽ 12 lĩnh vực mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất như thủy sản, dầu khí, viễn thông, hàng không, năng lượng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Bộ trưởng U. Maung Myint phối hợp với Bộ trưởng Công Thương Việt Nam thảo luận các giải pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư tại Myanmar, trong đó có việc sớm cấp phép mở ngân hàng tại Myanmar. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Myanmar.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, ngài U. Maung Myint cho biết mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này là tìm kiếm đối tác thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực hóa chất, phân bón, thép, máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp...
Ngài U. Maung Myint khẳng định, Chính phủ Myanmar sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, kinh doanh tại Myanmar, trong đó Bộ Công nghiệp Myanmar sẽ phối hợp chặt chẽ về thủ tục để các doanh nghiệp đầu tư thành công.
Chia sẻ quan ngại về việc Trung Quốc ngang nhiên đưa và đặt giàn khoan nước sâu trong vùng Thềm lục địa và vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngài U. Maung Myint nhấn mạnh, chính sách nhất quán của Myanmar là các bên cần thực hiện theo đúng Luật pháp Quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC)./.
Đổi mới như… cũ!  (13/05/2014)
Nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU  (13/05/2014)
Đà Nẵng: Mít tinh phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam  (13/05/2014)
Nhiều tỉnh, thành phố tổ chức kỷ niệm lễ Phật đản 2014  (13/05/2014)
Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu điển hình tiên tiến Hà Giang  (13/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên