Ngư dân Quảng Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam
Tại buổi mít tỉnh, Ban tổ chức đã chiếu phim, đưa ra những hình ảnh tàu Trung Quốc ngang ngược dùng tàu của mình đâm tàu Cảnh sát biển và tàu Kiểm ngư cũng như tàu của ngư dân Việt Nam.
Ngay sau khi xem phim, đông đảo ngư dân trên tay cầm các băng rôn, khẩu hiệu và xuống đường để phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thay mặt các ngư dân tham gia buổi mít tinh, ngư dân Nguyễn Tấn Hải phát biểu: Mấy hôm nay chúng tôi đã xem trên truyền hình, đọc báo và biết được những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngư dân chúng tôi rất uất hận, bởi ngư trường đánh bắt truyền thống bao đời của chúng tôi đã bị Trung Quốc gây khó khăn, chiếm giữ.
Ông Hải nhấn mạnh: “Việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào thềm lục địa Việt Nam thuộc khu đặc quyền kinh tế biển Việt Nam là hành động lấn chiếm chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Riêng với ngư dân Việt Nam, từ bao đời nay chúng tôi vẫn thường xuyên khai thác nguồn thủy sản từ nơi này, nay bị Trung Quốc xâm chiếm, xua đuổi. Chúng tôi vô cùng phẫn nộ và kịch liệt lên án hành động của phía Trung Quốc tại vùng biển này”.
“Chúng tôi cũng tuyên bố, những việc làm của phía Trung Quốc hoàn toàn không có tác dụng trước sự đoàn kết một lòng, tinh thần quyết tâm bám biển, giữ gìn biển đảo của ngư dân Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu phía Trung Quốc hãy đưa ngay giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi lãnh hải Việt Nam để ngư dân chúng tôi tiếp tục vươn khơi bám biển”- ông Hải khẳng định.
Theo ông Hồ Thanh Lương, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Minh thì, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo là của tất cả mọi người dân mà chúng ta là những ngư dân trực tiếp làm ăn trên biển. Trước tình hình Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan trái phép, chúng tôi sẵn sàng tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Phản đối hành động ngang ngược và sai trái hiện nay của Trung Quốc, ông Trương Công Bảy, Chủ tịch Hội nghề cá xã Bình Minh cho biết: Trên địa bàn xã 132 tàu đánh bắt cá, trong đó 26 tàu đánh bắt xa bờ. Số lượng lao động trên biển có khoảng 2.832 người. Việc Trung Quốc đặt giàn khoan tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam đã gây bức xúc đối với ngư dân.
Chúng tôi kịch liệt phản đối hành động vi phạm của Trung Quốc, đề nghị phía Trung Quốc đưa giàn khoan và tàu thuyền ra khỏi khu vực lãnh hải Việt Nam để chấm dứt những hành động khiêu khích gây cản trở ngư trường làm ăn ngư dân Việt Nam.
“Ngư dân sẽ tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc của cha ông, kiên định bám sát ngư trường. Chúng tôi quyết tâm cùng nhân dân cả nước sát cánh bên nhau ra sức bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ lãnh hải Tổ quốc, quyết tâm vươn khơi bám biển, không lùi bước trước sự gây hấn, ngang ngược của Trung Quốc”, ông Bảy nói./.
Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam tuyên bố phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam  (11/05/2014)
Hội Hữu nghị Anh - Việt phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam  (11/05/2014)
Argentina muốn tranh chấp ở Biển Đông được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế  (11/05/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến lãnh đạo Myanmar và Indonesia  (11/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên