Bí thư Thành ủy Hà Nội: Thủ đô sẽ "chiến đấu" với dịch sởi đến cùng
Đi kiểm tra công tác phòng chống và điều trị bệnh nhân mắc sởi tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa và Bệnh viện Nhi Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng công tác phòng, chống, điều trị bệnh nhân dịch sởi là công việc cấp bách. "Chiến đấu" với bệnh dịch là một công việc gian nan, vất vả.
Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý sự chững lại của bệnh dịch chứng tỏ dấu hiệu thành công của việc đẩy lùi dịch bệnh nhưng không vì thế mà chủ quan. Các cán bộ, nhân viên ngành y tế cần xem đây là một cuộc chiến thật sự. Các bệnh viện cần đẩy mạnh công tác chỉ đạo, giám sát nhân viên y tế thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh.
Ngoài ra, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu cần có những chế độ khen thưởng đối với những cán bộ làm việc nghiêm túc, cống hiến vì người bệnh, đau nỗi đau của người bệnh. Bên cạnh đó, đối với những cán bộ lơ là, thiếu trách nhiệm cần phải xử lý nghiêm khắc.
Được Sở Y tế Hà Nội giao cho nhiệm vụ là nơi điều trị đầu ngành về bệnh truyền nhiễm của thành phố, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa là một trong số các cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân sởi nhiều nhất trên địa bàn.
Tiến sỹ Lê Hưng, Giám đốc Bệnh viện cho biết Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện có 50 giường bệnh, là nơi tiếp nhận và điều trị cho người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm đến khám tại bệnh viện hoặc tuyến dưới chuyển đến. Từ đầu tháng Tư đến nay, số lượng bệnh nhân sởi nằm điều trị tại khoa Truyền nhiễm thường xuyên trên 50 ca, cao nhất có ngày số bệnh nhân lên đến 103 ca.
Để đối phó với dịch bệnh ngày một diễn biến phức tạp, số bệnh nhân mắc bệnh ngày càng cao, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch trực tiếp điều hành, triển khai, kiểm tra công tác chống dịch.
Bệnh viện cũng thành lập ba tổ điều trị, hai đội cấp cứu cơ động chống dịch sẵn sàng cho công tác khám, điều trị bệnh dịch và hỗ trợ bệnh viện tuyến trước.
Trong những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa Truyền nhiễm của bệnh viện ngày càng đông. Để đáp ứng chất lượng phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, khoa Truyền nhiễm đã thu gọn hầu hết các phòng nhân viên để làm buồng bệnh, kê thêm giường, cố gắng đảm bảo cho mỗi người bệnh một giường; phòng bệnh thông thoáng, sạch sẽ.
Ngoài ra, khoa Truyền nhiễm còn bố trí độc lập và cách ly phòng khám bệnh sởi riêng với điều trị nội trú để tiếp nhận các trường hợp sốt phát ban dạng sởi. Khi người bệnh đến khám, dựa vào chẩn đoán là sởi thì sẽ được phân loại theo mức độ nhẹ có thể điều trị ngoại trú hoặc nặng thì buộc phải điều trị nội trú.
Nếu điều trị nội trú, người bệnh được chuyển ngay lên khoa Truyền nhiễm, các thủ tục hành chính sẽ được nhân viên y tế hỗ trợ, hạn chế người bệnh đi lại nhiều các khu vực khác trong bệnh viện, tránh lây lan.
Các phòng, ban, khoa khác trong bệnh viện cũng phải chung sức, thường xuyên cập nhật thông tin tình hình dịch, tăng cường công tác khám, điều trị, phát hiện sớm ca bệnh truyền nhiễm để cách ly; sẵn sàng hỗ trợ khoa Truyền nhiễm khi cần thiết.
Theo đánh giá của Bí thư Thành ủy Hà Nội, từ công tác tổ chức, chỉ đạo đến công tác chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa đã thực hiện tốt các khâu đối phó, phòng chống và điều trị bệnh nhân mắc sởi nên đến thời điểm này, tại bệnh viện, chưa có một ca bệnh nào tử vong./.
Căng thẳng leo thang ở Ukraine  (27/04/2014)
Phó Thủ tướng kiểm tra tiến độ Dự án nâng cấp Quốc lộ 1  (27/04/2014)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao tặng sữa cho trẻ em huyện Ba Tri - Bến Tre  (27/04/2014)
Thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm  (27/04/2014)
Thủ tướng Chính phủ định hướng xây dựng 2 luật  (27/04/2014)
Khai mạc triển lãm ảnh, báo chí, tuần phim Việt Nam tại Pháp  (27/04/2014)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam