Bộ Giáo dục và Đào tạo xin rút Đề án Đổi mới sách giáo khoa khỏi kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
21:56, ngày 25-04-2014
Sáng ngày 25-4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã chính thức xin rút nội dung thảo luận về báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về đổi mới chương trình - sách giáo khoa giáo dục phổ thông ra khỏi chương trình làm việc của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 6 trước khi kỳ họp Quốc hội diễn ra.
Theo đó, Đề án sẽ không được trình trong kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa 13 diễn ra vào tháng 5 tới.
Bộ trưởng Luận cho biết, tại phiên họp ngày 14-4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ủy viên đã đề nghị Bộ bổ sung nội dung hồ sơ đề án, trong đó có vấn đề kinh phí. Vấn đề kinh phí không trình được lần này vì phải có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính và các bộ liên quan, sau đó là ý kiến của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Vì vậy, Bộ phải có thời gian để chuẩn bị. Bộ đã xin ý kiến Thủ tướng và được Thủ tướng đồng ý rút nội dung này.
Cũng theo Bộ trưởng Luận, xin rút ra khỏi chương trình kỳ này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ khẩn trương hoàn thiện để trình ra vào một thời điểm phù hợp.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên phấn đấu hoàn thiện để trình ra vào kỳ họp thứ 8 của Quốc hội. Các nội dung cần bổ sung như vấn đề kinh phí, báo cáo tổng kết Nghị quyết 40 về chương trình - sách giáo khoa hiện hành, báo cáo tác động (hiện chỉ có 2,5 trang, quá sơ sài so với tác động của đề án)...
Trước đó, Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đề án đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội đánh giá là sơ sài, nặng khẩu hiệu. Cũng tại phiên họp này, lãnh đạo Bộ đã hé lộ con số kinh phí thực hiện Đề án khoảng trên 34.000 tỷ đồng.
Con số này đã ngay lập tức gây “sốc” trong dư luận với nhiều ý kiến cho rằng đó là kinh phí quá lớn và cũng chưa được thẩm định theo đúng quy trình./.
Bộ trưởng Luận cho biết, tại phiên họp ngày 14-4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ủy viên đã đề nghị Bộ bổ sung nội dung hồ sơ đề án, trong đó có vấn đề kinh phí. Vấn đề kinh phí không trình được lần này vì phải có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính và các bộ liên quan, sau đó là ý kiến của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Vì vậy, Bộ phải có thời gian để chuẩn bị. Bộ đã xin ý kiến Thủ tướng và được Thủ tướng đồng ý rút nội dung này.
Cũng theo Bộ trưởng Luận, xin rút ra khỏi chương trình kỳ này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ khẩn trương hoàn thiện để trình ra vào một thời điểm phù hợp.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên phấn đấu hoàn thiện để trình ra vào kỳ họp thứ 8 của Quốc hội. Các nội dung cần bổ sung như vấn đề kinh phí, báo cáo tổng kết Nghị quyết 40 về chương trình - sách giáo khoa hiện hành, báo cáo tác động (hiện chỉ có 2,5 trang, quá sơ sài so với tác động của đề án)...
Trước đó, Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đề án đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội đánh giá là sơ sài, nặng khẩu hiệu. Cũng tại phiên họp này, lãnh đạo Bộ đã hé lộ con số kinh phí thực hiện Đề án khoảng trên 34.000 tỷ đồng.
Con số này đã ngay lập tức gây “sốc” trong dư luận với nhiều ý kiến cho rằng đó là kinh phí quá lớn và cũng chưa được thẩm định theo đúng quy trình./.
Kinh tế toàn cầu đang đón nhận nhiều tín hiệu tích cực  (25/04/2014)
Công bố quyết định đặt tên đường Võ Nguyên Giáp và Quảng trường 7-5  (25/04/2014)
Công bố quyết định đặt tên đường Võ Nguyên Giáp và Quảng trường 7-5  (25/04/2014)
Điện Biên tổ chức đại lễ cầu siêu các anh hùng, liệt sỹ  (25/04/2014)
Điện Biên tổ chức đại lễ cầu siêu các anh hùng, liệt sỹ  (25/04/2014)
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú  (25/04/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên