Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 21-7 đến 27-7-2008)
1. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma công du tới I-rắc và Đức
Ngày 21-7-2008, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ B.Ô-ba-ma cùng phái đoàn của Quốc hội Mỹ tới I-rắc trong chuyến công du Trung Đông và châu Âu. Tại I-rắc, ông B.Ô-ba-ma muốn nắm tình hình chung và tình hình quân đội Mỹ tại đất nước này, vốn là chủ đề tranh luận trong chiến dịch vận động bầu cử đang diễn ra ở Mỹ. Ứng cử viên Tổng thống B.Ô-ba-ma cho biết, nếu trở thành chủ nhân Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tới, ông sẽ chấm dứt các hoạt động tham chiến của Mỹ tại I-rắc trong vòng 16 tháng. Sau cuộc gặp kéo dài gần một giờ giữa ông B.Ô-ba-ma và Thủ tướng I-rắc Nâu-ri An-ma-la-ki, người phát ngôn của Chính phủ I-rắc tuyên bố, nước này mong muốn quân đội Mỹ rút khỏi I-rắc vào cuối năm 2010, khoảng 8 tháng chậm hơn thời hạn dự kiến của ông Ô-ba-ma. Tuyên bố trên cho thấy rõ quan điểm của Bát-đa về việc rút quân gần giống với quan điểm của ông Ô-ba-ma.
Đến thăm Đức ngày 24-7-2008, ông B.Ô-ba-ma gặp Thủ tướng Đức An-ge-la Méc-gen và các nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu của Đức. Với bài phát biểu trước công chúng Đức về mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, ông Ô-ba-ma tăng thêm ảnh hướng ở Đức, được dư luận Đức đánh giá như cựu Tổng thống Mỹ Giôn Ken-nơ-đi. Theo kết quả thăm dò dư luận, có tới 72% dân Đức cho biết, họ sẽ bầu cho ông B. Ô-ba-ma nếu như họ có quyền đó. Còn ông Ô-ba-ma tuyên bố, nếu trở thành Tổng thống Mỹ, sẽ tạo ra xung lực mới thúc đẩy quan hệ giữa Mỹ với Đức đã từng được cải thiện từ khi Thủ tướng An-ge-la Méc-gen cầm quyền.
2. Kết thúc Hội đàm Nga - Trung Quốc về vấn đề biên giới giữa hai nước
Ngày 21-7-2008, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Nga Xéc-gây La-vơ-rốp kết thúc một cuộc đàm phán quan trọng về vấn đề biên giới giữa hai nước. Trải qua hơn 40 năm, kết quả đàm phán đạt được ngày 21-7-2008 mang tính đột phá, theo đó, vấn đề biên giới gây tranh cãi suốt nhiều thập niên đã được giải quyết, biến đường biên giới Trung - Nga thành đường biên giới hoà bình, ổn định và hữu nghị, là cầu nối tăng cường hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước. Ngoại trưởng Nga Xéc-gây La-vơ-rốp nhận xét, trong khi giải quyết vấn đề đường biên giới chung hai nước, hai bên xuất phát từ lợi ích lâu dài của hợp tác phát triển, láng giềng hữu nghị, hoà bình ổn định, hữu nghị lâu dài, trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau. Theo văn kiện hai nước ký năm 2004 và các Hiệp định bổ sung, Trung Quốc và Nga đã tiến hành công tác phân giới trong vòng 3 năm và kết thúc vào giữa năm 2008, trong đó Đảo Gấu Chó là phần biên giới lãnh thổ có tranh chấp cuối cùng giữa Trung Quốc và Nga. Việc giải quyết vấn đề này sẽ là kinh nghiệm quan trọng cho việc giải quyết vấn đề lãnh thổ giữa các quốc gia về sau này. “Phương thức Đảo Gấu Chó” sẽ trở thành tư duy mới cho việc giải quyết tranh chấp ngoại giao và lãnh thổ của Trung Quốc trong thế kỷ XXI là: dựa trên cơ sở tôn trọng lịch sử, thông qua đàm phán hoà bình, bảo về lợi ích quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ ở mức cao nhất, đồng thời phải có sự thừa nhận nhất định đối với những vấn đề thực yế đã hình thành. Việc Nga trao trả bộ phận Đảo Gấu Chó cho Trung Quốc là một ví dụ thành công của việc giải quyết hữu hảo, hoà bình tranh chấp lãnh thổ Trung - Nga, một vấn đề đã từng là trở ngại lớn trong quan hệ Trung - Nga trong nhiều năm qua. Giới truyền thông Nga đánh giá, việc hai nước Trung Quốc và Nga ký Nghị định thư mô tả bổ sung đoạn đông đường biên giới Trung - Nga giữa Chính phủ nước CHND Trung Hoa và Chính phủ Liên bang Nga và các phụ lục kèm theo không chỉ là việc lớn của hai nước mà còn là việc lớn của cộng đồng quốc tế.
3. Nhận định của Ngân hàng phát triển châu Á: kinh tế châu Á trước bài toán khó
Ngày 22-7-2008, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã giảm mức dự báo tốc độ tăng trưởng năm 2009 của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực từ 7,8% xuống còn 7,6%. Trong báo cáo công bố định kỳ 6 tháng một lần "Giám sát kinh tế châu Á", ADB cho rằng, nguyên nhân khiến ngân hàng này phải điều chỉnh mức dự báo là do tỷ lệ lạm phát quá cao, cơn sốt giá dầu và lương thực đã ảnh hưởng mạnh tới chi tiêu của các hộ gia đình và buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất tín dụng, từ đó tác động mạnh tới các hoạt động kinh tế ở hầu hết các nước. ADB đánh giá những khó khăn kinh tế ở châu Á có nguy cơ trầm trọng hơn. Giá lúa gạo tăng gần gấp ba lần ở một số nước, còn giá dầu tăng 90% trong vòng một năm là hai nhân tố chính tạo nên tâm lý bi quan về viễn cảnh tình hình khu vực. Hiện nay, ở châu lục này, ngoài Trung Đông, chỉ có Ma-lai-xi-a là nước xuất khẩu dầu lửa. Ngay cả In-đô-nê-xi-a, nước khá giàu nguồn tài nguyên này, từ vài năm trở lại đây đã phải nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ tinh lọc.Trong khu vực chỉ có Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo. ADB cho biết tốc độ tăng trưởng thực tế của khu vực thậm chí sẽ còn thấp hơn nếu tình hình lạm phát và kinh tế Mỹ trì trệ diễn biến xấu hơn so với dự đoán. ADB còn nhận định, khu vực Đông Á, đặc biệt là Đông Nam Á, hiện đang đối mặt với một bài toán khó là vừa phải kiềm chế lạm phát nhưng không được phép làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. ADB cũng dự báo, trong năm 2008, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,5%, nhưng sang năm 2009 sẽ tăng lên 6,8%. Dù tốc độ tăng trưởng chậm lại nhưng ít nguy cơ rơi vào suy thoái.
4. Chính phủ Ấn Độ vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm
Ngày 22-7-2008, Chính phủ của Thủ tướng Man-mô-han Xinh (Manmohan Singh) đã phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầy lo âu và căng thẳng tại Quốc hội, quyết định tương lai của cam kết hợp tác hạt nhân dân sự của quốc gia này với Mỹ và có thể gây nên một cuộc bầu cử trước thời hạn trong năm 2008, đồng thời các thoả thuận hợp tác hạt nhân với Mỹ sẽ có nguy cơ phá sản. Hợp tác hạt nhân này sẽ giúp Ấn Độ tiếp cận với nhiên liệu và công nghệ hạt nhân của Mỹ và mở đường cho khoảng 40 tỉ USD đầu tư trong 15 năm tới. Chủ tịch Quốc hội Ấn Độ, ông Xôm-nat Chat-tê-ri-ê (Somnath Chatterjee) tuyên bố, Chính phủ nước này đã giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần này tại Quốc hội, với 275 phiếu ủng hộ và 256 phiếu chống. Thủ tướng Ấn Độ Man-mô-han Xinh cảm ơn các nghị sĩ về “chiến thắng thuyết phục” này. Mỹ đã lên tiếng hoan nghênh kết quả bỏ phiếu và cho biết họ sẽ cộng tác chặt chẽ với chính phủ Ấn Độ để văn bản thỏa thuận sớm được phê chuẩn. Theo thỏa thuận hạt nhân, Ấn Độ - một nước chưa ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân - sẽ được tiếp cận công nghệ hạt nhân dân sự và nhiên liệu của Mỹ. Đổi lại, Ấn Độ phải mở cửa những cơ sở hạt nhân dân sự để thanh sát nhưng vẫn giữ kín các địa điểm vũ khí hạt nhân.
5. Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la thăm Liên bang Nga
Ngày 22-7-2008, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la, ông Hu-gô Cha-vet, bắt đầu chuyến thăm Nga trong 2 ngày. Sự kiện này được đánh giá như là “chuyến thăm vũ khí” bởi các bên ký một loạt các hợp đồng về việc Nga cung cấp vũ khí cho Vê-nê-xu-ê-la, theo đó, Vê-nê-xu-ê-la mua nhiều loại vũ khí của Nga như xe tăng đời mới T-90C, tàu ngầm mang số hiệu Type-636 thuộc lớp “Kilo”, tổ hợp tên lửa phòng không “TOR-M1”, các loại máy bay vận tải Il-76, An-72, An-74, với tổng trị giá các hợp đồng trên 1 tỉ USD. Trong tương lai, Vê-nê-xu-ê-la dự kiến mua của Nga 6 tàu ngầm thông thường và hàng chục tàu nổi có chức năng khác nhau. Cũng theo các hợp đồng đã ký kết, Nga sẽ xây dựng tại Vê-nê-du-ê-la các trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật cho các loại vũ khí và kỹ thuật quân sự nước này mua của Nga. Trước đây, Vê-nê-xu-ê-la đã mua của Nga khối lượng lớn vũ khí trị giá tới 4 tỉ USD. Tổng cộng, Vê-nê-xu-ê-la đã mua của Nga 30 tỉ USD vũ khí. Vê-nê-xu-ê-la hiện đang tiến hành chương trình tái trang bị quân đội cho tới năm 2012.
6. I-ran không nhượng bộ trong vấn đề hạt nhân
Ngày 23-7-2008, phát biểu trên đài truyền hình trung ương I-ran, Tổng thống Ma-hơ-mut A-ma-đi-nê-dát tuyên bố, Tê-hê-ran sẽ không lùi bước “dù chỉ một tấc" trong các cuộc tranh luận hạt nhân trước sức ép của các cường quốc trên thế giới. Dân tộc I-ran đã chọn đường đi cho mình". Tuyên bố được đưa ra giữa thời điểm các nước lớn đang chờ đợi phản ứng của I-ran về đề nghị do họ đưa ra nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân của Tê-hê-ran. Trong cuộc họp ở Ge-ne-vơ ngày 19-7-2007, các phái viên của Mỹ, EU và Liên hợp quốc đã yêu cầu I-ran đưa ra câu trả lời trong vòng 2 tuần, nếu không sẽ phải đối mặt với các đòn trừng phạt mới. I-ran vẫn tái khẳng định các hoạt động hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hoà bình, nhưng Mỹ và các đồng minh cho rằng tuyên bố đó của Tê-hê-ran là vỏ bọc cho các hoạt động chế tạo vũ khí nguyên tử.
7. Bế mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN
Sau 5 ngày làm việc, chiều ngày 24-7-2008, tại Xinh-ga-po diễn ra lễ bế mạc Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 41 (AMM-41) với chủ đề "Một ASEAN ở trái tim của Châu Á năng động". Hội nghị đã bàn thảo và định ra phương hướng, các biện pháp đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực đồng bộ xây dựng cộng đồng ASEAN trên cả 3 trụ cột an ninh - chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội, đảm bảo hoàn thành mục tiêu vào năm 2015 như lãnh đạo cấp cao đã đề ra. Hội nghị khẳng định, ASEAN sẽ tích cực đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế tìm ra các giải pháp lâu dài và bền vững về an ninh lương thực, năng lượng, tài chính; đề ra định hướng thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với các bên đối thoại tại các diễn đàn, duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng, đặc biệt trong bối cảnh đang xuất hiện những đề xuất hình thành các cấu trúc hợp tác mới ở khu vực.
Các Bộ trưởng bày tỏ sự hài lòng về hợp tác ASEAN với các bên đối thoại tại các cuộc họp ASEAN+1 và ASEAN+3 với các nước Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Ðộ, Mỹ, EU, Ca-na-đa, Ố-xtrây-li-a, Niu Di-lân, tiếp tục được mở rộng và đi vào thực chất, đánh giá cao sự ủng hộ của các nước đối tác trong và ngoài khu vực đối với nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Tại Hội nghị cũng diễn ra lễ bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) cho Thái Lan. Phát biểu bế mạc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Xinh-ga-po Giooc-giơ I-e-ô (George Yeo), đồng thời là Chủ tịch ASC, nhấn mạnh, AMM-41 đã đạt được thành công trên nhiều phương diện và khẳng định Hiến chương ASEAN chắc chắn sẽ được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 14 dự kiến diễn ra tại Băng Cốc (Thái Lan) vào tháng 12-2008. Theo quy định mới, Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch ASC kế nhiệm sau Thái Lan, được bầu là Phó Chủ tịch ASEAN và Phó Chủ tịch Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) nhiệm kỳ tới.
8. Tổ chức hợp tác Thượng Hải khai mạc
Ngày 25-7-2007, Ngoại trưởng các nước Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) khai mạc cuộc họp thường kỳ tại thủ đô Tát-gi-ki-xtan để thảo luận về vấn đề mở rộng thành viên của SCO. Hiện có hai nước và cũng là hai quan sát viên của tổ chức này là I-ran và Pa-ki-xtan đệ đơn gia nhập SCO. Đây là thời điểm chín muồi để các nước SCO thảo luận về trình tự và tiêu chuẩn kết nạp thêm các nước thành viên nhưng cả hai nước I-ran và Pa-ki-xtan đều chưa đáp ứng được các tiêu chí đề ra. Nhân sự kiện này, Báo “Quan Điểm” của Nga bình luận, I-ran muốn SCO trở thành “chiếc ô” để bảo vệ mình, hy vọng có được sự bảo hộ của Nga và Trung Quốc nếu xảy ra xung đột với Mỹ. Trên thực tế, mục tiêu của SCO là an ninh và kinh tế, “hai bánh xe” cùng chuyển động, trong khi hợp tác về an ninh đang chuyển động tốt, thì hợp tác về kinh tế dường như đang ở trong tình trạng đình trệ.
9. Cuộc bầu cử ở Cam-pu-chia diễn ra tốt đẹp
Cục diện chính trường Cam-pu-chia đã trở nên rõ ràng sau một tháng vận động tranh cử. Những đảng chính trị lớn có uy tín và có thể giành được ghế tại Quốc hội khóa tới vẫn là: Đảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP), FUNCINPEC - một đối tác của CPP trong hai nhiệm kỳ chính phủ liên minh từ năm 1998; Đảng Sam Rainsy (SRP); Đảng Norodom Ranaridd (NRP) và Đảng Nhân quyền (HRP).
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố nhân dân và dư luận xã hội trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng  (28/07/2008)
Thành phố Hồ Chí Minh với những hoạt động thiết thực Kỷ niệm 61 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ  (28/07/2008)
Thành phố Hồ Chí Minh với những hoạt động thiết thực Kỷ niệm 61 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ  (28/07/2008)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ  (28/07/2008)
8,1 triệu cử tri Cam-pu-chia đi bầu cử Quốc hội  (28/07/2008)
“Các anh ơi, xin đón các anh về!” (Kỳ IV)  (27/07/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên