Chính phủ thảo luận, cho ý kiến đối với bốn dự án luật
21:49, ngày 21-03-2014
Tiếp tục phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, ngày 21-3, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến đối với bốn dự án luật gồm Dự thảo Luật Dược; Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Một trong những vấn đề “nóng” được các thành viên Chính phủ thảo luận và cho ý kiến trong Dự thảo Luật Dược là cơ chế quản lý giá thuốc.
Báo cáo với Chính phủ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết theo quy định hiện hành, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ quản lý giá thuốc. Tuy nhiên, do ngành y tế không có bộ phận quản lý giá, việc phân công nhiệm vụ giữa các bộ, ngành liên quan cũng chưa được rõ… dẫn tới việc quản lý giá đối với mặt hàng đặc biệt này còn nhiều bất cập.
Chính vì vậy, trong dự thảo Luật Dược (sửa đổi 25/73 điều; bổ sung 7 điều), Bộ Y tế đề nghị giao thẩm quyền quản lý giá thuốc cho Bộ Tài chính. Vì theo Bộ Y tế, Bộ Tài chính là cơ quan quản lý giá, có chuyên môn sâu, cũng như bộ máy, nguồn lực để quản lý.
Việc này cũng nhằm bảo đảm tính công khai minh bạch trong quản lý. Còn nếu để Bộ Y tế - cơ quan vừa sản xuất, cấp phép, sử dụng, lại quản lý giá… thì sẽ dẫn tới tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi"; không bảo đảm khách quan, minh bạch trong quản lý.
Trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đề nghị Bộ Y tế vẫn chủ trì quản lý giá thuốc, còn các bộ khác sẽ phối hợp thực hiện.
Cho ý kiến về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ quan điểm suy cho cùng, tất cả vấn đề liên quan đến giá thuốc thì người bệnh đều phải chịu. Do vậy, về nguyên tắc không được để Luật Dược sau khi ban hành thì giá thuốc tăng lên; dứt khoát phải đặt quyền lợi của người bệnh lên hàng đầu.
Về đề xuất giao nhiệm vụ quản lý giá thuốc cho Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng nghe qua thấy Bộ Tài chính quản lý giá là đúng, nhưng lật lại vấn đề thấy “không ổn”. Bởi thuốc có nhiều thành phần, chủng loại, Bộ trưởng Tài chính cũng không thể nhớ nổi, thì quản lý thế nào? Do vậy, cần có cơ chế liên ngành, cơ chế Hội đồng để quản lý giá thuốc, trong đó chủ trì quản lý giá thuốc là Bộ Y tế, các bộ khác có trách nhiệm phối hợp.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định giá thuốc là vấn đề rất hệ trọng, cần quản lý chặt chẽ cung - cầu và hình thức tổ chức phân phối sản phẩm này. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp liên ngành, Phó Thủ tướng đồng tình với quan điểm lập Hội đồng quản lý giá thuốc và Luật chỉ nên quy định nguyên tắc, Chính phủ sẽ quy định cụ thể.
Trao đổi về vấn đề này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng nên thành lập Hội đồng quốc gia về giá thuốc do Bộ trưởng Y tế làm Chủ tịch và chịu trách nhiệm chính trước quốc dân, đồng bào cũng như trước Chính phủ.
Cho ý kiến trong phiên thảo luận, Thủ tướng Chính phủ khẳng định dứt khoát Nhà nước phải quản lý giá thuốc, chất lượng thuốc, chủng loại. Vấn đề phải có cơ chế, cách thức quản lý hiệu quả, theo đó phải có người quản lý chịu trách nhiệm chính đồng thời cũng phải có người kiểm tra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ theo quy định Luật Giá hiện hành, Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm về giá nói chung, Bộ chuyên ngành quản lý giá cụ thể.
Để bảo đảm khách quan, minh bạch thì đề xuất lập Hội đồng quốc gia quản lý giá thuốc là cần thiết. Tuy vậy, đối với những vấn đề còn ý kiến khác nhau, những vấn đề chưa rõ, còn đang vận động thì Dự thảo Luật chỉ nên quy định nguyên tắc, sau này Chính phủ sẽ quy định cụ thể.
Chốt lại vấn đề, Thủ tướng cho rằng thuốc là mặt hàng rất đặc biệt, "người dân không được mặc cả, buộc phải mua để trị bệnh".
Do vậy, các bộ, ngành cần phối hợp nhằm quản lý chặt giá thuốc bệnh viện, thuốc bảo hiểm y tế để “kéo giá thuốc xuống”./.
Báo cáo với Chính phủ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết theo quy định hiện hành, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ quản lý giá thuốc. Tuy nhiên, do ngành y tế không có bộ phận quản lý giá, việc phân công nhiệm vụ giữa các bộ, ngành liên quan cũng chưa được rõ… dẫn tới việc quản lý giá đối với mặt hàng đặc biệt này còn nhiều bất cập.
Chính vì vậy, trong dự thảo Luật Dược (sửa đổi 25/73 điều; bổ sung 7 điều), Bộ Y tế đề nghị giao thẩm quyền quản lý giá thuốc cho Bộ Tài chính. Vì theo Bộ Y tế, Bộ Tài chính là cơ quan quản lý giá, có chuyên môn sâu, cũng như bộ máy, nguồn lực để quản lý.
Việc này cũng nhằm bảo đảm tính công khai minh bạch trong quản lý. Còn nếu để Bộ Y tế - cơ quan vừa sản xuất, cấp phép, sử dụng, lại quản lý giá… thì sẽ dẫn tới tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi"; không bảo đảm khách quan, minh bạch trong quản lý.
Trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đề nghị Bộ Y tế vẫn chủ trì quản lý giá thuốc, còn các bộ khác sẽ phối hợp thực hiện.
Cho ý kiến về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ quan điểm suy cho cùng, tất cả vấn đề liên quan đến giá thuốc thì người bệnh đều phải chịu. Do vậy, về nguyên tắc không được để Luật Dược sau khi ban hành thì giá thuốc tăng lên; dứt khoát phải đặt quyền lợi của người bệnh lên hàng đầu.
Về đề xuất giao nhiệm vụ quản lý giá thuốc cho Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng nghe qua thấy Bộ Tài chính quản lý giá là đúng, nhưng lật lại vấn đề thấy “không ổn”. Bởi thuốc có nhiều thành phần, chủng loại, Bộ trưởng Tài chính cũng không thể nhớ nổi, thì quản lý thế nào? Do vậy, cần có cơ chế liên ngành, cơ chế Hội đồng để quản lý giá thuốc, trong đó chủ trì quản lý giá thuốc là Bộ Y tế, các bộ khác có trách nhiệm phối hợp.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định giá thuốc là vấn đề rất hệ trọng, cần quản lý chặt chẽ cung - cầu và hình thức tổ chức phân phối sản phẩm này. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp liên ngành, Phó Thủ tướng đồng tình với quan điểm lập Hội đồng quản lý giá thuốc và Luật chỉ nên quy định nguyên tắc, Chính phủ sẽ quy định cụ thể.
Trao đổi về vấn đề này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng nên thành lập Hội đồng quốc gia về giá thuốc do Bộ trưởng Y tế làm Chủ tịch và chịu trách nhiệm chính trước quốc dân, đồng bào cũng như trước Chính phủ.
Cho ý kiến trong phiên thảo luận, Thủ tướng Chính phủ khẳng định dứt khoát Nhà nước phải quản lý giá thuốc, chất lượng thuốc, chủng loại. Vấn đề phải có cơ chế, cách thức quản lý hiệu quả, theo đó phải có người quản lý chịu trách nhiệm chính đồng thời cũng phải có người kiểm tra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ theo quy định Luật Giá hiện hành, Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm về giá nói chung, Bộ chuyên ngành quản lý giá cụ thể.
Để bảo đảm khách quan, minh bạch thì đề xuất lập Hội đồng quốc gia quản lý giá thuốc là cần thiết. Tuy vậy, đối với những vấn đề còn ý kiến khác nhau, những vấn đề chưa rõ, còn đang vận động thì Dự thảo Luật chỉ nên quy định nguyên tắc, sau này Chính phủ sẽ quy định cụ thể.
Chốt lại vấn đề, Thủ tướng cho rằng thuốc là mặt hàng rất đặc biệt, "người dân không được mặc cả, buộc phải mua để trị bệnh".
Do vậy, các bộ, ngành cần phối hợp nhằm quản lý chặt giá thuốc bệnh viện, thuốc bảo hiểm y tế để “kéo giá thuốc xuống”./.
Báo chí quốc tế đánh giá cao quan hệ đối tác Việt - Nhật  (21/03/2014)
EU chưa thông qua các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga  (21/03/2014)
Lào đánh giá cao đóng góp của Việt kiều trong kháng chiến  (21/03/2014)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự Đại hội điểm Mặt trận Tổ quốc tại Ninh Thuận  (21/03/2014)
Phát động cuộc thi viết và xây dựng video clip tuyên truyền tiết kiệm điện năm 2014 trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên  (21/03/2014)
28 nước thành viên EU tán thành kế hoạch chống trốn thuế  (21/03/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên