Đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nhật phát triển toàn diện
22:44, ngày 15-03-2014
Nhận lời mời của Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản, từ ngày 16 đến ngày 19-3 tới. Đây là chuyến thăm Nhật Bản cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Theo Công sứ Nhật Bản Hideo Suzuki, chuyến thăm là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước trong bối cảnh có sự thay đổi nhanh chóng về tình hình khu vực và thế giới.
Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G-7 đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), nước G-7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam (năm 2011)... Điều đó chứng tỏ về chính trị, quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng được củng cố và nâng lên tầm cao mới, tiêu biểu là việc hai nước nhất trí nâng khuôn khổ quan hệ lên “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” năm 2009.
Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc, góp phần củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước và đưa ra chỉ đạo về phương hướng lớn, cũng như các biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác song phương.
Cùng với Ủy ban hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, các cơ chế đối thoại trên các lĩnh vực hợp tác cụ thể đã được hình thành, hợp tác giữa các bộ, ngành ngày càng mở rộng, có hiệu quả thiết thực.
Hai bên cũng tích cực phối hợp tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, hợp tác Mekong - Nhật Bản... Kinh tế là lĩnh vực hợp tác đạt nhiều kết quả trong quan hệ hai nước, Nhật Bản đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực này. Đây cũng là nước cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, hiện chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế.
Từ năm 1992 đến hết tài khóa 2012, Nhật Bản đã cam kết khoảng 2.118 tỷ yen (khoảng 24 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay) vốn vay ODA đối với Việt Nam. Con số này trong tài khóa 2013 là 1,55 tỷ USD.
Ngày 4-3 vừa qua, hai bên đã ký Công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản ODA vốn vay trị giá 25 tỷ yen trong đợt 2 tài khóa 2013 cho hai chương trình: hỗ trợ quản lý kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh 2 (EMCC 2) và hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khí hậu chu kỳ 4.
Về thương mại, Nhật Bản là bạn hàng lớn thứ tư của Việt Nam trong năm 2013. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt gần 25,200 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 13,5 tỷ USD (tăng 4% so với năm 2012). Tháng Một vừa qua, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 3 tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999.
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản là thủy sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, than đá, đồ gỗ… Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; vải các loại; linh kiện ôtô; nguyên liệu dệt, da…
Hiện nay, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất cả về số vốn đăng ký và đã giải ngân. Tính đến cuối tháng 12-2013, Nhật Bản có 2.166 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 34,764 tỷ USD, đứng đầu trong số hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Riêng năm 2013, FDI Nhật Bản dẫn đầu (trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam), với tổng đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm gần 5,750 tỷ USD. Riêng tháng Một năm nay, Nhật Bản có năm dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới gần 5,20 triệu USD.
Hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong các lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học công nghệ, lao động, văn hóa, thể thao, du lịch, giao lưu giữa các địa phương… cũng diễn ra rất sôi động. Nhân dân hai nước đã lưu giữ nhiều hình ảnh và cảm xúc tốt đẹp trong năm 2013, năm Hữu nghị Việt - Nhật nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. Nhiều hoạt động kỷ niệm đa dạng, phong phú đã được hai bên phối hợp tổ chức tại cả Việt Nam và Nhật Bản, góp phần tăng cường giao lưu, hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
Mỗi chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước là một dấu mốc có ý nghĩa lớn trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. “Trong dịp này, dự kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ bàn về quan hệ hợp tác rộng rãi trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh và văn hóa.
Hai bên sẽ có các chương trình nghị sự về kinh tế. Một trong những nội dung quan trọng được đưa ra thảo luận là nông nghiệp, nếu không có một nền nông nghiệp mạnh sẽ không có một Việt Nam mạnh”, Công sứ Nhật Bản Hideo Suzuki nhận định.
Trong chuyến thăm, lãnh đạo hai nước sẽ cùng nhau thảo luận, đánh giá sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản thời gian qua; thống nhất về những phương hướng lớn cũng như các biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, phát triển toàn diện, thực chất và sâu sắc hơn nữa trên mọi lĩnh vực; đóng góp cho hòa bình, ổn định, phát triển và phồn vinh của khu vực và thế giới./.
Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G-7 đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), nước G-7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam (năm 2011)... Điều đó chứng tỏ về chính trị, quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng được củng cố và nâng lên tầm cao mới, tiêu biểu là việc hai nước nhất trí nâng khuôn khổ quan hệ lên “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” năm 2009.
Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc, góp phần củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước và đưa ra chỉ đạo về phương hướng lớn, cũng như các biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác song phương.
Cùng với Ủy ban hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, các cơ chế đối thoại trên các lĩnh vực hợp tác cụ thể đã được hình thành, hợp tác giữa các bộ, ngành ngày càng mở rộng, có hiệu quả thiết thực.
Hai bên cũng tích cực phối hợp tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, hợp tác Mekong - Nhật Bản... Kinh tế là lĩnh vực hợp tác đạt nhiều kết quả trong quan hệ hai nước, Nhật Bản đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực này. Đây cũng là nước cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, hiện chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế.
Từ năm 1992 đến hết tài khóa 2012, Nhật Bản đã cam kết khoảng 2.118 tỷ yen (khoảng 24 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay) vốn vay ODA đối với Việt Nam. Con số này trong tài khóa 2013 là 1,55 tỷ USD.
Ngày 4-3 vừa qua, hai bên đã ký Công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản ODA vốn vay trị giá 25 tỷ yen trong đợt 2 tài khóa 2013 cho hai chương trình: hỗ trợ quản lý kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh 2 (EMCC 2) và hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khí hậu chu kỳ 4.
Về thương mại, Nhật Bản là bạn hàng lớn thứ tư của Việt Nam trong năm 2013. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt gần 25,200 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 13,5 tỷ USD (tăng 4% so với năm 2012). Tháng Một vừa qua, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 3 tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999.
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản là thủy sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, than đá, đồ gỗ… Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; vải các loại; linh kiện ôtô; nguyên liệu dệt, da…
Hiện nay, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất cả về số vốn đăng ký và đã giải ngân. Tính đến cuối tháng 12-2013, Nhật Bản có 2.166 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 34,764 tỷ USD, đứng đầu trong số hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Riêng năm 2013, FDI Nhật Bản dẫn đầu (trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam), với tổng đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm gần 5,750 tỷ USD. Riêng tháng Một năm nay, Nhật Bản có năm dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới gần 5,20 triệu USD.
Hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong các lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học công nghệ, lao động, văn hóa, thể thao, du lịch, giao lưu giữa các địa phương… cũng diễn ra rất sôi động. Nhân dân hai nước đã lưu giữ nhiều hình ảnh và cảm xúc tốt đẹp trong năm 2013, năm Hữu nghị Việt - Nhật nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. Nhiều hoạt động kỷ niệm đa dạng, phong phú đã được hai bên phối hợp tổ chức tại cả Việt Nam và Nhật Bản, góp phần tăng cường giao lưu, hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
Mỗi chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước là một dấu mốc có ý nghĩa lớn trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. “Trong dịp này, dự kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ bàn về quan hệ hợp tác rộng rãi trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh và văn hóa.
Hai bên sẽ có các chương trình nghị sự về kinh tế. Một trong những nội dung quan trọng được đưa ra thảo luận là nông nghiệp, nếu không có một nền nông nghiệp mạnh sẽ không có một Việt Nam mạnh”, Công sứ Nhật Bản Hideo Suzuki nhận định.
Trong chuyến thăm, lãnh đạo hai nước sẽ cùng nhau thảo luận, đánh giá sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản thời gian qua; thống nhất về những phương hướng lớn cũng như các biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, phát triển toàn diện, thực chất và sâu sắc hơn nữa trên mọi lĩnh vực; đóng góp cho hòa bình, ổn định, phát triển và phồn vinh của khu vực và thế giới./.
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho tiêu thụ lúa gạo  (15/03/2014)
“Máy bay, tàu nước ngoài phải dừng tìm kiếm ở Việt Nam”  (15/03/2014)
Sửa đổi Bộ luật hình sự trên tinh thần Hiến pháp mới  (15/03/2014)
Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội đồng IPU lần thứ 130, thăm Thụy Sỹ, Italy  (15/03/2014)
Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 7 về đổi mới giáo dục  (15/03/2014)
Thủ tướng trao đổi điện thoại với Chánh Văn phòng Nhà Trắng  (15/03/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên