Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho tiêu thụ lúa gạo
22:24, ngày 15-03-2014
Ngày 15-3, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã chủ trì hội nghị về sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tham dự có lãnh đạo các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, thành viên Hiệp hội lương thực Việt Nam cùng lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng lúa gạo hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014 đạt khoảng 8,6 triệu tấn, trong đó vụ Đông Xuân 2013-2014 chiếm tới 4,3 triệu tấn gạo.
Trong tháng Một và tháng Hai, việc tiêu thụ lúa thuận lợi, giá có lợi cho nông dân. Tuy nhiên, từ đầu tháng Ba đến nay, giá lúa giảm mạnh tới 400-500 đồng/kg, dao động ở khoảng 4.400-5.000 đồng/kg lúa thường và khoảng 4.500-5.300 đồng/kg lúa chất lượng cao.
Ý kiến thảo luận của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tại hội nghị đã phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan khó khăn trong tiêu thụ lúa gạo, nhất là thị trường gạo thế giới đang diễn biến khó lường trước thông tin Thái Lan có chủ trương giải phóng lượng gạo tồn kho lên tới 20 triệu tấn và thực tế giá gạo chào xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước cũng đã giảm mạnh.
Trước tình hình này, các bộ liên quan cùng các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung quyết liệt, đồng bộ các biện pháp, cả cấp bách trước mắt cũng như lâu dài, liên quan đến hỗ trợ tín dụng trong sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, trong đó Ngân hàng Nhà nước cam kết ngay tại hội nghị sẽ dành khoảng 8.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi để thu mua tạm trữ gạo vụ Đông Xuân, áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn 2-3 năm chỉ còn 7% cùng các thủ tục thuận lợi nhằm triển khai thí điểm để khuyến khích, nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất cánh đồng mẫu lớn, sản xuất nuôi trồng chế biến thủy hải sản và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Bộ Công Thương cũng đang tích cực đàm phán ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo gắn với mở rộng thị trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang tích cực đẩy mạnh nghiên cứu, lựa chọn các loại giống lúa chất lượng cao cũng như xây dựng kế hoạch sản xuất lúa gạo toàn diện, hiệu quả và bền vững.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành chức năng cũng đang tập trung chỉ đạo các địa phương rà soát lại quy hoạch sản xuất lúa, quy hoạch vùng nuôi thủy sản, đẩy mạnh chương trình đưa giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao thay thế giống lúa cũ, thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết với nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Các đại biểu đều kiến nghị các bộ, ngành chức năng và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo quyết liệt mở rộng thị trường tiêu thụ, đồng thời thực hiện tốt chính sách mua tạm trữ gạo. Đề nghị Chính phủ hỗ trợ thu mua 1 triệu tấn gạo trong tháng Ba và tháng Tư khi giá lúa sụt giảm. Về lâu dài, cần tích cực triển khai các đề tài nghiên cứu về giống và kỹ thuật canh tác phục vụ chuyển đổi trên đất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa và triển khai kế hoạch sản xuất giống lúa…
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến người nông dân, đến vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trung ương đã có một Nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Các tiêu chí được đề ra về nông thôn mới chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân.
Đề cập đến vấn đề về phát triển sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ nông nghiệp là nền tảng, là trục phát triển, một trụ đỡ của nền kinh tế. Những năm qua, nông nghiệp liên tục tăng trưởng, đây là thành tựu quan trọng, qua đó góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu, giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân...
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đang có xu hướng chậm lại, đời sống của một bộ phận người lao động sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất cao, giá bán nông sản thấp đi, năng suất lao động thấp... Do vậy, phải tái cơ cấu nền nông nghiệp của đất nước theo hướng phát triển bền vững, hiệu quả; nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động sản xuất nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các địa phương trong vùng phải tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích tối đa việc ứng dụng, đưa khoa học công nghệ, máy móc vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Cùng với đó là tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất theo hướng hình thành chuỗi sản xuất và chuỗi tiêu thụ, lấy người nông dân là trung tâm, là chủ thể trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ. Nhân rộng các mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong sản xuất nông nghiệp, nhất là những mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ đã được triển khai hiệu quả ở một số địa phương.
Thủ tướng chỉ đạo các địa phương cần xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích tối đa doanh nghiệp vào phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Qua đó, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất; tiêu thụ nông sản; tạo việc làm cho người lao động, rút bớt lao động trực tiếp làm nông nghiệp...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ trương của Đảng, Nhà nước là tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn; đây là chính sách nhất quán, mang tính chiến lược. Theo đó, dành ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, tìm mọi cách hỗ trợ cho nông dân, hỗ trợ để phát triển bền vững. Đồng thời tiếp tục tập trung đầu tư hạ tầng cho nông thôn, nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá, điện, nước sạch... Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, xóa đói giảm nghèo…
Liên quan đến sản xuất, tiêu thụ lúa gạo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng nêu rõ tiềm năng lợi thế của vùng là các sản phẩm lúa gạo, tôm, cá, cây ăn quả... Do vậy, các tỉnh trong vùng tiếp tục phát huy những cách làm hay, mô hình tốt trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu, tính toán, dự báo sát khả năng tiêu thụ nông sản trên thực tế, hạn chế tình trạng được mùa rớt giá. Giảm diện tích lúa cho năng suất lúa thấp sang trồng cây hoa màu có thị trường hoặc chuyển sang trồng đậu tương, ngô phục vụ cho chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc. Đặc biệt quan tâm lai tạo các loại giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo giá trị cao trong xuất khẩu, từng bước xây dựng thương hiệu lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các tỉnh hỗ trợ các mô hình hợp tác sản xuất, tiêu thụ có hiệu quả và đưa nhanh cơ giới hóa vào hoạt động sản xuất, tiêu thụ lúa gạo. Thủ tướng đồng ý từ ngày 15-3 sẽ tổ chức thực hiện chủ trương thu mua tạm trữ lúa gạo, nhằm giữ giá thị trường, tránh gây thiệt hại cho nông dân. Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ trong thực hiện thu mua tạm trữ lúa gạo.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương duy trì, mở rộng các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống đi liền với quan tâm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu lúa gạo. Các doanh nghiệp không đủ các điều kiện cần thiết kiên quyết không cho hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lúa gạo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hạ mặt bằng lãi suất cho vay trong các lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi, trong đó có cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp theo tinh thần kịp thời, đủ vốn, đúng đối tượng, đủ thời gian cho vay theo chu kỳ sản xuất; tăng dư nợ tín dụng trong nông nghiệp; cơ cấu lại nợ cho nuôi trồng thủy sản, cá tra; triển khai gấp các chương trình thí điểm cho vay phát triển nông nghiệp...
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, bổ sung, đề xuất bổ sung rà soát lại chính sách nhằm hỗ trợ để ngành nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững.
Một lần nữa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh lại quan điểm chỉ đạo các ngân hàng không được để cho ngư dân vay nặng lãi để khai thác thủy sản, phải đảm bảo đủ vốn cho ngư dân ra khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc./.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng lúa gạo hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014 đạt khoảng 8,6 triệu tấn, trong đó vụ Đông Xuân 2013-2014 chiếm tới 4,3 triệu tấn gạo.
Trong tháng Một và tháng Hai, việc tiêu thụ lúa thuận lợi, giá có lợi cho nông dân. Tuy nhiên, từ đầu tháng Ba đến nay, giá lúa giảm mạnh tới 400-500 đồng/kg, dao động ở khoảng 4.400-5.000 đồng/kg lúa thường và khoảng 4.500-5.300 đồng/kg lúa chất lượng cao.
Ý kiến thảo luận của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tại hội nghị đã phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan khó khăn trong tiêu thụ lúa gạo, nhất là thị trường gạo thế giới đang diễn biến khó lường trước thông tin Thái Lan có chủ trương giải phóng lượng gạo tồn kho lên tới 20 triệu tấn và thực tế giá gạo chào xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước cũng đã giảm mạnh.
Trước tình hình này, các bộ liên quan cùng các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung quyết liệt, đồng bộ các biện pháp, cả cấp bách trước mắt cũng như lâu dài, liên quan đến hỗ trợ tín dụng trong sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, trong đó Ngân hàng Nhà nước cam kết ngay tại hội nghị sẽ dành khoảng 8.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi để thu mua tạm trữ gạo vụ Đông Xuân, áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn 2-3 năm chỉ còn 7% cùng các thủ tục thuận lợi nhằm triển khai thí điểm để khuyến khích, nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất cánh đồng mẫu lớn, sản xuất nuôi trồng chế biến thủy hải sản và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Bộ Công Thương cũng đang tích cực đàm phán ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo gắn với mở rộng thị trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang tích cực đẩy mạnh nghiên cứu, lựa chọn các loại giống lúa chất lượng cao cũng như xây dựng kế hoạch sản xuất lúa gạo toàn diện, hiệu quả và bền vững.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành chức năng cũng đang tập trung chỉ đạo các địa phương rà soát lại quy hoạch sản xuất lúa, quy hoạch vùng nuôi thủy sản, đẩy mạnh chương trình đưa giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao thay thế giống lúa cũ, thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết với nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Các đại biểu đều kiến nghị các bộ, ngành chức năng và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo quyết liệt mở rộng thị trường tiêu thụ, đồng thời thực hiện tốt chính sách mua tạm trữ gạo. Đề nghị Chính phủ hỗ trợ thu mua 1 triệu tấn gạo trong tháng Ba và tháng Tư khi giá lúa sụt giảm. Về lâu dài, cần tích cực triển khai các đề tài nghiên cứu về giống và kỹ thuật canh tác phục vụ chuyển đổi trên đất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa và triển khai kế hoạch sản xuất giống lúa…
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến người nông dân, đến vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trung ương đã có một Nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Các tiêu chí được đề ra về nông thôn mới chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân.
Đề cập đến vấn đề về phát triển sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ nông nghiệp là nền tảng, là trục phát triển, một trụ đỡ của nền kinh tế. Những năm qua, nông nghiệp liên tục tăng trưởng, đây là thành tựu quan trọng, qua đó góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu, giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân...
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đang có xu hướng chậm lại, đời sống của một bộ phận người lao động sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất cao, giá bán nông sản thấp đi, năng suất lao động thấp... Do vậy, phải tái cơ cấu nền nông nghiệp của đất nước theo hướng phát triển bền vững, hiệu quả; nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động sản xuất nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các địa phương trong vùng phải tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích tối đa việc ứng dụng, đưa khoa học công nghệ, máy móc vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Cùng với đó là tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất theo hướng hình thành chuỗi sản xuất và chuỗi tiêu thụ, lấy người nông dân là trung tâm, là chủ thể trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ. Nhân rộng các mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong sản xuất nông nghiệp, nhất là những mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ đã được triển khai hiệu quả ở một số địa phương.
Thủ tướng chỉ đạo các địa phương cần xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích tối đa doanh nghiệp vào phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Qua đó, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất; tiêu thụ nông sản; tạo việc làm cho người lao động, rút bớt lao động trực tiếp làm nông nghiệp...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ trương của Đảng, Nhà nước là tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn; đây là chính sách nhất quán, mang tính chiến lược. Theo đó, dành ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, tìm mọi cách hỗ trợ cho nông dân, hỗ trợ để phát triển bền vững. Đồng thời tiếp tục tập trung đầu tư hạ tầng cho nông thôn, nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá, điện, nước sạch... Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, xóa đói giảm nghèo…
Liên quan đến sản xuất, tiêu thụ lúa gạo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng nêu rõ tiềm năng lợi thế của vùng là các sản phẩm lúa gạo, tôm, cá, cây ăn quả... Do vậy, các tỉnh trong vùng tiếp tục phát huy những cách làm hay, mô hình tốt trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu, tính toán, dự báo sát khả năng tiêu thụ nông sản trên thực tế, hạn chế tình trạng được mùa rớt giá. Giảm diện tích lúa cho năng suất lúa thấp sang trồng cây hoa màu có thị trường hoặc chuyển sang trồng đậu tương, ngô phục vụ cho chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc. Đặc biệt quan tâm lai tạo các loại giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo giá trị cao trong xuất khẩu, từng bước xây dựng thương hiệu lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các tỉnh hỗ trợ các mô hình hợp tác sản xuất, tiêu thụ có hiệu quả và đưa nhanh cơ giới hóa vào hoạt động sản xuất, tiêu thụ lúa gạo. Thủ tướng đồng ý từ ngày 15-3 sẽ tổ chức thực hiện chủ trương thu mua tạm trữ lúa gạo, nhằm giữ giá thị trường, tránh gây thiệt hại cho nông dân. Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ trong thực hiện thu mua tạm trữ lúa gạo.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương duy trì, mở rộng các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống đi liền với quan tâm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu lúa gạo. Các doanh nghiệp không đủ các điều kiện cần thiết kiên quyết không cho hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lúa gạo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hạ mặt bằng lãi suất cho vay trong các lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi, trong đó có cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp theo tinh thần kịp thời, đủ vốn, đúng đối tượng, đủ thời gian cho vay theo chu kỳ sản xuất; tăng dư nợ tín dụng trong nông nghiệp; cơ cấu lại nợ cho nuôi trồng thủy sản, cá tra; triển khai gấp các chương trình thí điểm cho vay phát triển nông nghiệp...
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, bổ sung, đề xuất bổ sung rà soát lại chính sách nhằm hỗ trợ để ngành nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững.
Một lần nữa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh lại quan điểm chỉ đạo các ngân hàng không được để cho ngư dân vay nặng lãi để khai thác thủy sản, phải đảm bảo đủ vốn cho ngư dân ra khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc./.
“Máy bay, tàu nước ngoài phải dừng tìm kiếm ở Việt Nam”  (15/03/2014)
Sửa đổi Bộ luật hình sự trên tinh thần Hiến pháp mới  (15/03/2014)
Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội đồng IPU lần thứ 130, thăm Thụy Sỹ, Italy  (15/03/2014)
Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 7 về đổi mới giáo dục  (15/03/2014)
Thủ tướng trao đổi điện thoại với Chánh Văn phòng Nhà Trắng  (15/03/2014)
Các đoàn đại biểu của Việt Nam đến viếng Anh hùng Cuba Melba Hernandez  (15/03/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên