Thúc đẩy, mở rộng hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Algeria
Sáng 08-01, kỳ họp lần thứ 10 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Algeria chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng và ông Amara Benyounes - Bộ trưởng Bộ Phát triển Công nghiệp và Xúc tiến đầu tư, đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Algeria - Việt Nam chủ trì kỳ họp.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, kỳ họp có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường tình hữu nghị, thúc đẩy và mở rộng hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Việt Nam và Algeria sau hơn 50 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1962).
Hiện quan hệ kinh tế giữa hai nước tiếp tục phát triển, kim ngạch thương mại hai chiều tăng mạnh. Theo số liệu hải quan Việt Nam, năm 2013 Việt Nam trực tiếp xuất khẩu sang Algeria gần 150 triệu USD, tăng hơn 30% so với năm 2012, và nhập khẩu từ Algeria khoảng 3 triệu USD. Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cà phê, gạo, hạt tiêu, thủy sản, giầy dép và máy móc thiết bị. Đặc biệt, liên doanh giữa Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam và các đối tác Algeria đang tiến triển thuận lợi, dự kiến cuối năm 2014 sẽ chính thức đi vào khai thác dầu. Bên cạnh đó, quan hệ trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy hải sản, thông tin truyền thông, du lịch… cũng không ngừng được củng cố và phát triển.
Bộ trưởng Amara Benyounes nhận định cơ chế hợp tác song phương giữa hai chính phủ đã chứng tỏ lợi thế giúp tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Algeria. Đây là cơ chế hợp tác phù hợp, tạo được nhiều điểm kết nối. Tuy nhiên, kết quả kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn còn ở mức khiêm tốn so với tiềm năng. Algeria có lợi thế về các sản phẩm hóa học, nông sản,… và cần sự hợp tác, trao đổi từ phía thị trường Việt Nam. Các lĩnh vực luyện kim, khai thác dầu mỏ, sản xuất nông sản,… là những lĩnh vực Algeria chú trọng đẩy mạnh thu hút đầu tư và sẽ mở rộng trên lĩnh vực sản xuất điện, xây dựng,…
Nhiều năm nay Algeria cũng thực hiện cải cách kinh tế sâu rộng với mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa quốc gia, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng. Năm 2013, Algeria đạt mức tăng trưởng cao, cân đối ngân sách; cơ cấu lại nội tại nền kinh tế và tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.
Tại kỳ họp lần này, hai bên sẽ tập trung vào các lĩnh vực chính có thể triển khai sớm là dầu khí, đầu tư thương mại, y tế, giáo dục, hợp tác chuyên gia, nông nghiệp, thông tin truyền thông, du lịch và xây dựng nhà ở.
Phía Việt Nam đã nhận được 5 dự thảo Thỏa thuận hợp tác của phía Algeria trong lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo nghề, du lịch, thể thao và sẽ thảo luận sâu hơn trong kỳ họp thứ 10 này. Kỳ họp sẽ kết thúc vào ngày 10-01./.
Trao đổi kinh nghiệm điều hành kinh tế vĩ mô Việt Nam - Lào  (09/01/2014)
Một số điểm mới về kỹ thuật lập hiến trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013  (09/01/2014)
Một số điểm mới về kỹ thuật lập hiến trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013  (09/01/2014)
Thủ tướng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ của ngành Thanh tra năm 2014 và Hội nghị tổng kết nhiệm vụ xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn I  (09/01/2014)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh Sơn La  (09/01/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng Giám đốc IAEA  (09/01/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên