Hà Nội truy thu gần 200 tỷ đồng và thu hồi 948 ha đất sử dụng không hiệu quả
TCCSĐT - Tính đến cuối năm 2013, qua việc kiểm tra sau thông quan đối với 195 doanh nghiệp, Cục Hải quan Hà Nội đã truy thu được 194 tỷ đồng, tăng 14% so với chỉ tiêu của Cục Hải quan Hà Nội giao và gấp 6,8 lần so với số thu cùng kỳ năm trước..
Trong số doanh nghiệp đã tiến hành kiểm tra sau thông quan có 94 doanh nghiệp là nằm trong kế hoạch, 101 doanh nghiệp kiểm tra ngoài kế hoạch. Cụ thể, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp là 27 đơn vị, qua đó, phát hiện, truy thu thuế đối với 16 doanh nghiệp.
Riêng tại trụ sở cơ quan hải quan, cơ quan này kiểm tra sau thông quan đối với 168 đơn vị, qua đó, phát hiện truy thu thuế đối với 41 doanh nghiệp.
Cơ quan Hải quan Hà Nội cùng dừng kiểm tra đối với 11 đơn vị do chuyển hồ sơ cho Cục Hải quan khác kiểm tra hoặc doanh nghiệp đóng mã số thuế và tạm ngừng hoạt động.
Theo đánh giá của Cục Hải quan Hà Nội, đạt được kết quả kiểm tra sau thông quan khả quan là nhờ ngay từ đầu năm 2013, Hải quan Hà Nội đã xây dựng kế hoạch và triển khai trong toàn đơn vị tập trung thực hiện các nhiệm vụ: kiểm tra loại hình và mặt hàng trọng điểm, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, các nhóm hàng có khả năng thất thu thuế cao; tăng cường thu đòi nợ thuế và giải quyết khiếu nại trong kiểm tra sau thông quan.
Cũng trong năm, Hải quan Hà Nội đã tăng cường kiểm tra sau thông quan các lĩnh vực mới như: phí bản quyền, phí kỳ vụ, lĩnh vực ưu đãi đầu tư.., các mặt hàng có thuế suất cao khi thay đổi thuế suất. Đặc biệt, thông qua việc kiểm tra, Hải quan Hà Nội góp phần đề xuất thay đổi các văn bản chính sách bất cập về quản lý hải quan.
Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan Hà Nội sẽ tập trung thực hiện xây dựng kỹ năng kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa thực hiện thủ tục hải quan điện tử và Hệ thống thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tự động (VNACCS/VCIS); thực hiện có hiệu quả về công tác kiểm tra sau thông quan, đặc biệt là kiểm tra sau thông quan tại trụ trở hải quan nhằm giúp Cục kiểm soát tình hình xuất nhập khẩu tại các Chi cục thông quan.
* Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, năm 2013, Sở đã lập hồ sơ thu hồi đất vi phạm, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thu hồi đất của 12 đơn vị (sử dụng 14 địa điểm đất), với tổng diện tích đất thu hồi gần 948ha.
Hiện Sở đã có kết luận thanh tra đối với 3 dự án và tiếp tục trình thành phố chỉ đạo lập hồ sơ thu hồi đất, diện tích dự kiến thu hồi khoảng 34.000m2. Như vậy, tính từ năm 2009 đến nay, thành phố Hà Nội đã ban hành 53 Quyết định thu hồi đất của 47 tổ chức với tổng diện tích thu hồi 1.777,82ha.
Giám đốc Sở Nguyễn Trọng Đông cho biết, qua thanh tra việc chấp hành Luật Đất đai của các chủ đầu tư thực hiện dự án, nhiều tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nhà ở bán hoặc cho thuê... nhưng trên thực tế đã không sử dụng đất sau 12 tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa, vi phạm Luật đất đai.
Theo kết luận của các Đoàn thanh tra, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hàng loạt dự án “treo” là do một số dự án phải dừng lại để chờ rà soát quy hoạch sau khi mở rộng địa giới Thủ đô, trong đó có dự án không còn phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải điều chỉnh mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư theo quy hoạch mới.
Đặc biệt, do thị trường bất động sản “đóng băng”, nhiều tổ chức kinh doanh bất động sản không vay được vốn từ ngân hàng, không huy động được vốn từ đối tác đầu tư, người mua nhà ở nên chưa thực hiện được dự án theo tiến độ. Một số tổ chức sử dụng đất là đối tượng điều chỉnh của chính sách kinh tế về tín dụng nên khó khăn về vốn để thực hiện các dự án...
Để đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đang tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư và các sở, ngành, quận huyện quyết liệt hơn nữa trong công tác kiểm tra, đôn đốc và xử lý vi phạm.
Thành phố cương quyết đối với các chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện thì thu hồi để ưu tiên xây dựng các công trình công cộng, trường học… hoặc cho phép tìm đối tác để chuyển nhượng lại dự án hoặc liên doanh liên kết nhưng phải được thành phố chấp thuận và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Dự án nào không thể thực hiện đúng tiến độ thì phải xin gia hạn.
Đối với các dự án đã giải phóng mặt bằng xong, nay do điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh… thì trong thời gian chờ phê duyệt điều chỉnh thành phố cho phép sử dụng tạm vào mục đích khác (có thời hạn). Việc sử dụng tạm này phải cam kết không làm ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan đô thị và phải thực hiện nộp ngân sách các khoản nghĩa vụ tài chính phát sinh.
Theo kế hoạch, năm 2014, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát các dự án đã được giao chủ đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng không thực hiện theo tiến độ; chủ động thanh tra, kiểm tra và làm các thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với những vi phạm theo quy định của pháp luật./.
Các nhà tài trợ tiếp tục giúp ASEAN phát triển giao thông  (20/12/2013)
Bế giảng Lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa II  (20/12/2013)
Chủ tịch nước gặp mặt cựu chiến binh đặc công Đoàn 305  (20/12/2013)
Diễn đàn cấp cao đầu tiên về quản lý biến đổi xã hội  (20/12/2013)
Đẩy mạnh công tác tham mưu chiến lược về đối ngoại  (19/12/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên