Kỷ niệm 111 năm ngày sinh nhà yêu nước Nguyễn Thái Học
Tại lễ dâng hương, cán bộ, nhân dân tỉnh Yên Bái đã ôn lại quá trình hoạt động cách mạng, những đóng góp to lớn của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.
Đặc biệt, thành phố Yên Bái còn tổ chức các hoạt động tuyên truyền về nhà yêu nước Nguyễn Thái Học và cuộc khởi nghĩa Yên Bái tới đông đảo cán bộ, đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc.
Ông sinh ngày 2-12-1902 tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Đêm 24-12-1927, Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập, Nguyễn Thái Học được Hội nghị bầu làm Chủ tịch Đảng. Dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam Quốc dân Đảng đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển cơ sở trong tầng lớp dân chúng trên cả nước.
Các lãnh đạo chủ chốt của Đảng đã quyết định tiến hành một cuộc "tổng khởi nghĩa vũ trang" mang tên Khởi nghĩa Yên Bái. Tuy nhiên do không có sự phối hợp chặt chẽ nên cuộc khởi nghĩa đã bị thực dân Pháp đàn áp.
Ngày 17-6-1930, thực dân Pháp đã hành quyết Nguyễn Thái Học và 12 chiến sỹ khác của Việt Nam Quốc dân Đảng tại Yên Bái. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái tuy thất bại nhưng thực sự là một dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Di tích khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sỹ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái nằm trong khuôn viên công viên Yên Hòa (rộng 30ha) thuộc phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.
Năm 1990, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã công nhận đây là di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngày nay, khu di tích thường xuyên được tôn tạo, nâng cấp, thu hút ngày càng nhiều bà con, du khách tới thăm viếng./.
TPP mở ra cơ hội hợp tác cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ (02/12/2013)
Phó Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc tại Belarus (02/12/2013)
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam