Việt Nam lần đầu tiên trở thành thành viên của Ủy ban Di sản thế giới
22:25, ngày 20-11-2013
Tối 19-11-2013, Việt Nam đã chính thức được bầu là một trong 21 thành viên của Ủy ban Di sản thế giới (nhiệm kỳ 2013 - 2017) tại kỳ họp lần thứ 19 Đại hội đồng các quốc gia thành viên Công ước bảo vệ di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, với sự tham dự của đại diện 160 nước trên thế giới.
Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Việt Nam Đặng Văn Bài, đánh giá đây là một vinh dự rất lớn cho nước ta vì Ủy ban Di sản thế giới là một trong những ủy ban chuyên môn quan trọng nhất của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), có quyền quyết định nhiều vấn đề quan trọng liên quan tới việc công nhận các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới; đánh giá tình trạng bảo tồn các Di sản thế giới trên toàn cầu; quyết định các chủ trương, đường lối cũng như định hướng phát triển của Công ước bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (gọi tắt là Công ước Di sản thế giới).
Việt Nam tham gia Công ước Di sản thế giới từ năm 1987, đến nay đã có 7 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên được UNESCO công nhận. Tuy nhiên, phải sau 26 năm tham gia và có nhiều đóng góp tích cực, đến nay Việt Nam mới lần đầu tiên được bầu vào Ủy ban quan trọng này. Ông Đặng Văn Bài nêu rõ có được thành công này là do những nỗ lực không mệt mỏi của Việt Nam trong suốt những năm qua nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn nguyên vẹn những giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và xác thực của các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới không chỉ của riêng Việt Nam mà còn là của toàn thể loài người.
Đồng thời, Việt Nam cũng đã tích cực, chủ động phối hợp với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương để tổ chức nhiều sự kiện, nhiều hội thảo, tập huấn quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo vệ di sản. Nhờ đó, đến nay Việt Nam đã có một đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn di sản, đủ năng lực để đảm trách các nhiệm vụ chuyên môn khi trở thành thành viên của Ủy ban Di sản thế giới.
Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Việt Nam Đặng Văn Bài nhấn mạnh, để tăng cường thúc đẩy sự phát triển của Công ước Di sản Thế giới, trong thời gian tới, Việt Nam cam kết đóng góp tích cực vào việc bảo vệ vững chắc giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và xác thực của các Di sản Thế giới trên lãnh thổ Việt Nam; tăng cường trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ các quốc gia thành viên, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và các nước đang phát triển có nhu cầu trong công tác quản lý, bảo vệ Di sản Thế giới; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích sự đóng góp của các cơ quan, địa phương liên quan, cộng đồng cùng chung sức vào công tác bảo tồn di sản; tiếp tục nghiên cứu, phổ biến rộng rãi giá trị nổi bật toàn cầu của các Di sản thế giới./.
Việt Nam tham gia Công ước Di sản thế giới từ năm 1987, đến nay đã có 7 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên được UNESCO công nhận. Tuy nhiên, phải sau 26 năm tham gia và có nhiều đóng góp tích cực, đến nay Việt Nam mới lần đầu tiên được bầu vào Ủy ban quan trọng này. Ông Đặng Văn Bài nêu rõ có được thành công này là do những nỗ lực không mệt mỏi của Việt Nam trong suốt những năm qua nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn nguyên vẹn những giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và xác thực của các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới không chỉ của riêng Việt Nam mà còn là của toàn thể loài người.
Đồng thời, Việt Nam cũng đã tích cực, chủ động phối hợp với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương để tổ chức nhiều sự kiện, nhiều hội thảo, tập huấn quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo vệ di sản. Nhờ đó, đến nay Việt Nam đã có một đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn di sản, đủ năng lực để đảm trách các nhiệm vụ chuyên môn khi trở thành thành viên của Ủy ban Di sản thế giới.
Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Việt Nam Đặng Văn Bài nhấn mạnh, để tăng cường thúc đẩy sự phát triển của Công ước Di sản Thế giới, trong thời gian tới, Việt Nam cam kết đóng góp tích cực vào việc bảo vệ vững chắc giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và xác thực của các Di sản Thế giới trên lãnh thổ Việt Nam; tăng cường trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ các quốc gia thành viên, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và các nước đang phát triển có nhu cầu trong công tác quản lý, bảo vệ Di sản Thế giới; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích sự đóng góp của các cơ quan, địa phương liên quan, cộng đồng cùng chung sức vào công tác bảo tồn di sản; tiếp tục nghiên cứu, phổ biến rộng rãi giá trị nổi bật toàn cầu của các Di sản thế giới./.
Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp một cách toàn diện  (20/11/2013)
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Ấn Độ  (20/11/2013)
Tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (20/11/2013)
Tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (20/11/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên