Công bố Nghị định quy định về tổ chức các ngày kỷ niệm
Tham dự có đại diện của nhiều bộ, ban, ngành Trung ương; phóng viên thông tấn, báo chí tại Hà Nội.
Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình bày về sự cần thiết xây dựng Nghị định; nội dung chính của Nghị định.
Quy định chung của Nghị định nêu những vấn đề có tính nguyên tắc chung, bao gồm phạm vi và điều chỉnh đối tượng áp dụng; yêu cầu của việc tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài.
Điểm mới là Nghị định đã quy định áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân khi tổ chức các ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài.
Nghị định quy định kỷ niệm những ngày lễ lớn trong nước; kỷ niệm ngày sinh của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần, năm mất của các danh nhân đã được Đảng, Nhà nước công nhận; kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống và các ngày kỷ niệm khác của bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, đơn vị vũ trang nhân dân, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nghị định còn quy định việc tổ chức diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm chỉ được thực hiện khi cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Về hình thức tổ chức buổi lễ, Nghị định quy định việc trang trí buổi lễ trong hội trường, tổ chức ngoài trời, cờ truyền thống; trang phục của thành viên Ban tổ chức, đại biểu, khách mời, khối quần chúng tham dự; quy định biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi.
Nghị định yêu cầu trình tự tiến hành lễ kỷ niệm; nghi thức công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua...
Nghị định quy định về đón tiếp đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân, quá cảnh...; quy định tiễn và đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài; nghi lễ đối ngoại đối với Đoàn Ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định ban hành Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ sau khi lấy ý kiến đóng góp từ nhiều địa phương trong nước, từ các cơ quan chức năng và chuyên gia.
Tiêu chí chung là khái quát, đưa ra thông điệp chung về văn hóa giao thông đường bộ (gồm 9 tiêu chí). Tiêu chí cụ thể cho từng đối tượng và lĩnh vực cụ thể, gồm 5 nhóm tiêu chí của 5 nhóm đối tượng như nhóm 1, đối với cơ quan nhà nước về chuyên môn; nhóm 2 đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông; nhóm 3 đối với người tham gia giao thông; nhóm 4 đối với cư dân sinh sống ven đường giao thông; nhóm 5 đối với chủ phương tiện tham gia giao thông.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, Ban An toàn giao thông, các cơ quan thông tin tuyên truyền địa phương tiến hành các biện pháp tuyên truyền thiết thực về nội dung Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ; lồng ghép nội dung Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ vào nội dung phong trào xây dựng Gia đình Văn hóa, Làng Văn hóa, Tổ dân phố Văn hóa./.
Phó Chủ tịch nước tặng quà cho công dân thứ 90 triệu  (01/11/2013)
Tổng thống Nga Putin sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (01/11/2013)
Đoàn Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thăm Lào  (01/11/2013)
Hỗ trợ người nghèo dân tộc thiểu số để giảm nghèo bền vững  (01/11/2013)
Cách mạng Tháng Mười Nga - ngọn cờ hiệu triệu hòa bình cho nhân loại  (01/11/2013)
Thành phố Hồ Chí Minh và Cộng hòa Séc thúc đẩy hợp tác y tế, giáo dục  (01/11/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay