Hội nghị Phân ban hợp tác Việt Nam - Lào ở Quảng Trị
07:28, ngày 01-11-2013
Trong các ngày từ ngày 26 đến ngày 31-10, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Phó Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam - Lào Cao Viết Sinh và Phó Chủ tịch Phân ban hợp tác Lào - Việt Nam Phonesouk Khounsombath đã đồng chủ trì cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào năm 2013; chuẩn bị nội dung kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ hai nước lần thứ 36 vào đầu năm 2014.
Trên tinh thần đoàn kết hữu nghị đặc biệt, năm 2013 việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào đã đạt được mục tiêu đề ra, quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước tiếp tục được củng cố vững chắc.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, Việt Nam đã có 413 dự án đầu tư sang Lào với tổng số vốn trên 4,9 tỷ USD. Riêng 10 tháng qua, Việt Nam có 12 dự án đầu tư tại Lào, với tổng số vốn trên 138 triệu USD. Đặc biệt, hai bên đã tích cực phối hợp triển khai có hiệu quả các dự án hợp tác về thương mại, giáo dục, an ninh trật tự khu vực biên giới...
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam - Lào Cao Viết Sinh nhấn mạnh nhìn lại năm qua, hai nước Việt Nam - Lào đã triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn còn nhiều việc cần tiếp tục thực hiện. Trên cơ sở truyền thống hợp tác, hữu nghị giữa hai nước, hai bên sẽ tìm ra những giải pháp thúc đẩy sự hợp tác toàn diện trên tinh thần xây dựng, hợp tác để hai nước ngày càng phát triển, tiến bộ.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, Việt Nam đã có 413 dự án đầu tư sang Lào với tổng số vốn trên 4,9 tỷ USD. Riêng 10 tháng qua, Việt Nam có 12 dự án đầu tư tại Lào, với tổng số vốn trên 138 triệu USD. Đặc biệt, hai bên đã tích cực phối hợp triển khai có hiệu quả các dự án hợp tác về thương mại, giáo dục, an ninh trật tự khu vực biên giới...
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam - Lào Cao Viết Sinh nhấn mạnh nhìn lại năm qua, hai nước Việt Nam - Lào đã triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn còn nhiều việc cần tiếp tục thực hiện. Trên cơ sở truyền thống hợp tác, hữu nghị giữa hai nước, hai bên sẽ tìm ra những giải pháp thúc đẩy sự hợp tác toàn diện trên tinh thần xây dựng, hợp tác để hai nước ngày càng phát triển, tiến bộ.
Phó Chủ tịch Phân ban hợp tác Lào - Việt Nam Phonesouk Khounsombath cho rằng: với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của hai Chính phủ, hai bên đã triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực và đạt kết quả tốt. Đây là năm thứ 2 hai bên thực hiện chương trình viện trợ không hoàn lại; hình thức này đem lại hiệu quả và cần được tiếp tục nhân rộng.
Phó Chủ tịch Phân ban hợp tác Lào - Việt Nam Phonesouk Khounsombath cũng nêu ra một số vướng mắc cần giải quyết trong thời gian tới, đó là một số lĩnh vực chưa đạt chỉ tiêu đề ra, nhiều dự án còn chậm tiến độ; đề nghị hai Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu để đưa kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng cao; tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, phát triển nguồn nhân lực cũng như một số lĩnh vực quan trọng khác.
Phó Chủ tịch Phân ban hợp tác Lào - Việt Nam Phonesouk Khounsombath cũng nêu ra một số vướng mắc cần giải quyết trong thời gian tới, đó là một số lĩnh vực chưa đạt chỉ tiêu đề ra, nhiều dự án còn chậm tiến độ; đề nghị hai Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu để đưa kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng cao; tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, phát triển nguồn nhân lực cũng như một số lĩnh vực quan trọng khác.
Cuộc họp đã thông qua báo cáo kết quả phiên họp cấp chuyên viên hai phân ban hợp tác Việt Nam - Lào (ngày 29-10-2013) với 6 nhóm nội dung: Hợp tác về chính trị - ngoại giao và an ninh - quốc phòng, hợp tác về giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hợp tác về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp, hợp tác về thương mại, hợp tác về giao thông vận tải và hợp tác về sử dụng vốn viện trợ.
Theo đó, việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước tại Hiệp định hợp tác năm 2013 đã ký giữa hai Chính phủ về cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, quan hệ chính trị, ngoại giao Việt Nam - Lào tiếp tục được củng cố vững chắc. Tình hình trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào cơ bản ổn định, an ninh trật tự tại khu vực biên giới được giữ vững.
Hai bên đã ký kết Thỏa thuận cấp Chính phủ về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới; các dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới và cụm bản phát triển được triển khai tốt, đúng tiến độ. Hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được ưu tiên, có chuyển biến tích cực. Đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào vẫn nằm trong nhóm dẫn đầu các nước và vùng lãnh thổ có doanh nghiệp đầu tư tại Lào.
Hai bên đã tích cực phối hợp triển khai các thỏa thuận về hợp tác phát triển thương mại; tăng cường hợp tác trong thương mại biên giới và trong lĩnh vực quản lý thị trường. Các dự án sử dụng vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, tiến độ đề ra. Hai bên đã tiến hành ký kết Hiệp định hợp tác về lao động Việt Nam - Lào.
Trên cơ sở đó, hai bên cũng trao đổi, thống nhất các nội dung hợp tác cần tiếp tục quan tâm thúc đẩy. Đặc biệt là chương trình xây dựng các cụm bản; xây dựng Quy chế quản lý lưu học sinh người nước ngoài học tại Việt Nam; xây dựng nhà máy thủy điện Xêkamản 1, Xêkamản 3; thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ...
Hai bên đã cùng nhau trao đổi, thảo luận một số vấn đề còn vướng mắc, khó khăn trên một số lĩnh vực hợp tác; trao đổi ý kiến về phương hướng hợp tác và bàn các giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới./.
Theo đó, việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước tại Hiệp định hợp tác năm 2013 đã ký giữa hai Chính phủ về cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, quan hệ chính trị, ngoại giao Việt Nam - Lào tiếp tục được củng cố vững chắc. Tình hình trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào cơ bản ổn định, an ninh trật tự tại khu vực biên giới được giữ vững.
Hai bên đã ký kết Thỏa thuận cấp Chính phủ về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới; các dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới và cụm bản phát triển được triển khai tốt, đúng tiến độ. Hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được ưu tiên, có chuyển biến tích cực. Đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào vẫn nằm trong nhóm dẫn đầu các nước và vùng lãnh thổ có doanh nghiệp đầu tư tại Lào.
Hai bên đã tích cực phối hợp triển khai các thỏa thuận về hợp tác phát triển thương mại; tăng cường hợp tác trong thương mại biên giới và trong lĩnh vực quản lý thị trường. Các dự án sử dụng vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, tiến độ đề ra. Hai bên đã tiến hành ký kết Hiệp định hợp tác về lao động Việt Nam - Lào.
Trên cơ sở đó, hai bên cũng trao đổi, thống nhất các nội dung hợp tác cần tiếp tục quan tâm thúc đẩy. Đặc biệt là chương trình xây dựng các cụm bản; xây dựng Quy chế quản lý lưu học sinh người nước ngoài học tại Việt Nam; xây dựng nhà máy thủy điện Xêkamản 1, Xêkamản 3; thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ...
Hai bên đã cùng nhau trao đổi, thảo luận một số vấn đề còn vướng mắc, khó khăn trên một số lĩnh vực hợp tác; trao đổi ý kiến về phương hướng hợp tác và bàn các giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới./.
Venezuela lập Nhóm Nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam  (01/11/2013)
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa An-giê-ri Dân chủ và Nhân dân  (01/11/2013)
Đánh giá cao đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam  (01/11/2013)
Tổ chức kỷ niệm 7 ngày lễ lớn trong nước  (01/11/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên