Thành phố Hồ Chí Minh: Tăng cường chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
Tại Hội nghị, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Tất Thành Cang cho biết: Từ năm 2010 đến nay, đã liên tục xuất hiện tổ hợp bất lợi giữa mưa xảy ra cùng lúc đỉnh triều cường, gây ngập nhiều nơi trên địa bàn thành phố. Trong đó, đầu tháng 10-2012 liên tục xảy ra tổ hợp bất lợi giữa mưa xảy ra cùng lúc đỉnh triều cường từ +1,3m đến +1,50m trong 4 ngày (đợt giữa tháng 8 và đầu tháng 9 âm lịch), kết hợp lượng mưa từ 44,6mm đến 143,1mm diễn ra trên diện rộng. Nhằm chủ động thích ứng và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, đến nay Thành phố đã xử lý được 43/58 điểm ngập do mưa; 23/26 điển ngập do triều cường. Tuy nhiên, trong đợt triều cường kết hợp mưa lớn giữa tháng 10-2013 lại có 19 điểm thường xuyên bị ngập với chiều sâu ngập từ 0,1m - 0,44m, trong đó, ngập nặng như các tuyến đường Lương Định Của, quận 2 (0,44m); Huỳnh Tấn Phát, quận 7 (0,4m); Thảo Điền, quận 2 (0,37m); Hoà Bình, quận 11, Đặng Nguyên Cẩn, quận 6 (0,3m); một số tuyến đường mới đưa vào sử dụng cũng bị ngập do triều (điển hình như một số đoạn trên đường Võ Văn Kiệt). Điều đáng nói, trong 19 điểm nói trên, có 5 điểm (Đặng Nguyên Cẩn, Tân Hoá, Chợ Lớn quận 6; Xa lộ Hà Nội quận 2; Bình Lợi quận Bình Thạnh) nằm ngoài danh mục 58 điểm ngập do mưa và 26 điểm ngập do triều; có 3 điểm có khả năng tái ngập là Quốc lộ 1A, đường Đỗ Xuân Hợp và đường Lê Đức Thọ.
Dự báo tình hình ngập lụt tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Tất Thành Cang nhận định: Diễn biến thời tiết trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua rất bất lợi cho công tác chống ngập. Mặc dù các dự án ODA về chống ngập ở vùng trung tâm Thành phố đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1; còn dự án Tân Hoá - Lò Gốm sẽ hoàn thành vào năm 2014, nhưng với tình hình và những nguyên nhân như đã nêu, nếu không có những giải pháp ứng phó với triều cường thì việc cải thiện tình hình ngập trong những năm sắp tới chắc chắn sẽ không mấy khả quan, kể cả vùng trung tâm khi đã xây dựng hoàn thiện hệ thống cống.
Đánh giá về nguyên nhân ngập do mưa, nhiều đại biểu cho rằng nguyên nhân rõ nhất là do quá trình phát triển đô thị đã làm thu hẹp và mất dần các thể tích chứa nước tự nhiên như ao hồ, kênh rạch và quá trình bê tông hóa đã làm giảm đáng kể diện tích thấm. Công tác quản lý đô thị chưa chặt chẽ, để xảy ra tình trạng lấn chiếm kênh, rạch làm thu hẹp dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế khó khăn trong những năm vừa qua nên nguồn ngân sách không đáp ứng đủ nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng. Việc giải quyết các vấn đề căn cơ bằng các dự án lớn còn phụ thuộc vào nguồn vốn ODA, các nhà đầu tư.
Đặc biệt, “trong thời gian gần đây, đỉnh triều trên sông Sài Gòn luôn đạt kỷ lục năm sau cao hơn năm trước, mực nước đỉnh triều tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) từ 2001 đến nay luôn vượt mức báo động cấp II (1,40m). Nhất là, 5 năm trở lại đây đỉnh triều luôn vượt mức báo động cấp III (1,50m)”, đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhận định.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Theo đó, đối với từng nhiệm vụ cụ thể, Thành phố sẽ tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu đến năm 2015, giải quyết cơ bản tình trạng ngập nước do mưa và triều cường tại khu vực trung tâm (diện tích 100 km2; dân số khoảng 3,3 triệu người), phấn đấu xóa các điểm ngập do mưa hiện hữu, kéo giảm tình trạng ngập nước lưu vực bắc kênh Tàu Hũ, Tân Hóa - Lò Gốm (các quận 6, 11, Tân Phú, Bình Tân và một phần các quận 8, Bình Thạnh), khắc phục tình trạng ngập do thi công, hạn chế phát sinh điểm ngập mới. Đến năm 2020, giải quyết cơ bản tình trạng ngập nước do mưa tại 5 vùng thoát nước và phần diện tích còn lại.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Thanh Hải nhấn mạnh: Việc gia tăng cường độ mưa và mực nước triều là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận nguyên nhân do những bất cập trong công tác quy hoạch của thành phố thời gian qua. Vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan chức năng của Thành phố cần tập trung nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng; triển khai thực hiện tốt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước trên địa bàn đến năm 2020 và quy hoạch thủy lợi chống ngập úng trong toàn Thành phố; nâng cấp hệ thống thủy lợi hiện hữu, củng cố, nâng cấp các công trình thủy lợi; lập quy hoạch điều hòa, phân bổ, bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm diện tích sông, rạch để hỗ trợ tiêu thoát nước và kiên quyết xử lý tình trạng lấn chiếm sông, kênh, rạch, kết hợp với chỉnh trang đô thị,… để góp phần chủ động trong việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu thời gian tới./.
Công điện về ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng  (26/10/2013)
Hà Nội cơ bản không tăng biên chế từ nay đến 2016  (26/10/2013)
Chủ tịch nước gặp Đại biểu Quốc hội là doanh nhân  (26/10/2013)
Thông cáo số 4 kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII  (26/10/2013)
Nâng cao trách nhiệm tổ chức, cá nhân về phòng cháy, chữa cháy  (26/10/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các Đại sứ đến chào  (26/10/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên