Từ ngày 25-10-2013 diễn ra Lễ hội ném Còn 3 nước Việt - Lào - Trung
17:04, ngày 25-09-2013
Ngày 25-9-2013, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) tổ chức họp báo, công bố chính thức chương trình, kế hoạch tổ chức Lễ hội ném Còn 3 nước: Việt Nam - Lào - Trung Quốc, dự kiến từ ngày 25 đến ngày 27-10-2013.
Theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên phê duyệt, Lễ hội ném Còn 3 nước Việt - Lào - Trung sẽ được tổ chức tại các địa điểm: Quảng trường và Trung tâm hội nghị văn hóa tỉnh, Nhà thi đấu đa năng tỉnh và Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ trong các ngày từ 25 đến ngày 27-10-2013.
Các đơn vị tham gia gồm Đoàn lãnh đạo cấp cao của 2 huyện Giang Thành và Kim Bình, đoàn diễn viên, vận động viên của huyện Giang Thành (tỉnh Vân Nam - Trung Quốc) với số lượng không quá 85 người. Đoàn lãnh đạo cấp cao của 2 huyện Nhọt U và Mường Khoa, diễn viên, vận động viên của huyện Nhọt U (tỉnh Phong Sa Ly - Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào) với số lượng từ 50- 60 người. Đoàn đại biểu, diễn viên, vận động viên của huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu), thành phố Điện Biên Phủ, huyện Mường Nhé và huyện Điện Biên. Các đơn vị khách mời gồm một số huyện, thị xã, thành phố của các tỉnh bạn kết nghĩa với thành phố Điện Biên Phủ và đại biểu một số đô thị trong cả nước là thành viên Hiệp hội đô thị Việt Nam . Tổng số lượng người tham gia khoảng 1.500 người.
Lễ hội ném Còn Việt - Lào - Trung gồm các nội dung chính là: Biểu diễn văn nghệ, giao lưu văn hoá của các đơn vị tham gia thuộc 2 tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Giang Thành (Trung Quốc), Nhọt U (Lào) trong đêm khai mạc. Thi đấu ném Còn (kiểu Việt Nam ) cùng các môn thể thao khác là quần vợt, bắn nỏ, tù lu, đẩy gậy, cùng các môn vui chơi giải trí như nhảy bao bố, bịt mắt đập chiêng, kéo co.... Đồng thời, Lễ hội còn tổ chức một số hoạt động văn hoá đặc sắc khác như: Thi người đẹp với trang phục dân tộc của 3 nước Việt- Lào- Trung; Thi ẩm thực vào các buổi tối trong những ngày diễn ra lễ hội; Hội chợ thương mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng tiêu dùng của Việt Nam phục vụ lễ hội...
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, Nguyễn Xuân Quang, Trưởng Tiểu ban tổ chức lễ hội thì đây là lần đầu tiên, thành phố Điện Biên Phủ đăng cai tổ chức lễ hội này và là lễ hội được tổ chức lần thứ 3 trong khu vực. Lễ hội lần 1 và lần 2 được tổ chức ở huyện Giang Thành (tỉnh Vân Nam- Trung Quốc). Tỉnh Điện Biên có huyện Mường Nhé nằm ở khu vực ngã ba biên giới, tiếp giáp với huyện Nhọt U của Lào và huyện Giang Thành của Trung Quốc. Cùng nằm trên vị trí này là huyện Mường Tè của tỉnh Lai Châu. Do đặc điểm chung của khu vực này là ảnh hưởng nền văn hoá của dân tộc Thái trên cả 3 quốc gia, trong đó tiêu biểu là môn thể thao ném Còn, nên các địa phương của cả 3 quốc gia đã thống nhất hàng năm tổ chức lễ hội này lần lượt tại các địa phương của 3 nước.
Trong 2 lễ hội trước, do tổ chức ở nước bạn, nên hình thức ném Còn theo kiểu của Trung Quốc và Lào là ném qua khung hình tam giác. Lễ hội này tổ chức tại Điện Biên, nên hình thức ném Còn theo kiểu của Việt Nam là ném qua khung hình tròn.
Được biết kinh phí tổ chức dự kiến khoảng 3 tỷ đồng, lấy từ nguồn kinh phí của thành phố Điện Biên Phủ và vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp theo hình thức xã hội hóa. Thành phố Điện Biên Phủ đã bắt đầu công tác chuẩn bị cho lễ hội ném Còn Việt - Lào - Trung từ tháng 3-2013, dự kiến sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị chậm nhất vào ngày 23-10./.
Các đơn vị tham gia gồm Đoàn lãnh đạo cấp cao của 2 huyện Giang Thành và Kim Bình, đoàn diễn viên, vận động viên của huyện Giang Thành (tỉnh Vân Nam - Trung Quốc) với số lượng không quá 85 người. Đoàn lãnh đạo cấp cao của 2 huyện Nhọt U và Mường Khoa, diễn viên, vận động viên của huyện Nhọt U (tỉnh Phong Sa Ly - Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào) với số lượng từ 50- 60 người. Đoàn đại biểu, diễn viên, vận động viên của huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu), thành phố Điện Biên Phủ, huyện Mường Nhé và huyện Điện Biên. Các đơn vị khách mời gồm một số huyện, thị xã, thành phố của các tỉnh bạn kết nghĩa với thành phố Điện Biên Phủ và đại biểu một số đô thị trong cả nước là thành viên Hiệp hội đô thị Việt Nam . Tổng số lượng người tham gia khoảng 1.500 người.
Lễ hội ném Còn Việt - Lào - Trung gồm các nội dung chính là: Biểu diễn văn nghệ, giao lưu văn hoá của các đơn vị tham gia thuộc 2 tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Giang Thành (Trung Quốc), Nhọt U (Lào) trong đêm khai mạc. Thi đấu ném Còn (kiểu Việt Nam ) cùng các môn thể thao khác là quần vợt, bắn nỏ, tù lu, đẩy gậy, cùng các môn vui chơi giải trí như nhảy bao bố, bịt mắt đập chiêng, kéo co.... Đồng thời, Lễ hội còn tổ chức một số hoạt động văn hoá đặc sắc khác như: Thi người đẹp với trang phục dân tộc của 3 nước Việt- Lào- Trung; Thi ẩm thực vào các buổi tối trong những ngày diễn ra lễ hội; Hội chợ thương mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng tiêu dùng của Việt Nam phục vụ lễ hội...
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, Nguyễn Xuân Quang, Trưởng Tiểu ban tổ chức lễ hội thì đây là lần đầu tiên, thành phố Điện Biên Phủ đăng cai tổ chức lễ hội này và là lễ hội được tổ chức lần thứ 3 trong khu vực. Lễ hội lần 1 và lần 2 được tổ chức ở huyện Giang Thành (tỉnh Vân Nam- Trung Quốc). Tỉnh Điện Biên có huyện Mường Nhé nằm ở khu vực ngã ba biên giới, tiếp giáp với huyện Nhọt U của Lào và huyện Giang Thành của Trung Quốc. Cùng nằm trên vị trí này là huyện Mường Tè của tỉnh Lai Châu. Do đặc điểm chung của khu vực này là ảnh hưởng nền văn hoá của dân tộc Thái trên cả 3 quốc gia, trong đó tiêu biểu là môn thể thao ném Còn, nên các địa phương của cả 3 quốc gia đã thống nhất hàng năm tổ chức lễ hội này lần lượt tại các địa phương của 3 nước.
Trong 2 lễ hội trước, do tổ chức ở nước bạn, nên hình thức ném Còn theo kiểu của Trung Quốc và Lào là ném qua khung hình tam giác. Lễ hội này tổ chức tại Điện Biên, nên hình thức ném Còn theo kiểu của Việt Nam là ném qua khung hình tròn.
Được biết kinh phí tổ chức dự kiến khoảng 3 tỷ đồng, lấy từ nguồn kinh phí của thành phố Điện Biên Phủ và vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp theo hình thức xã hội hóa. Thành phố Điện Biên Phủ đã bắt đầu công tác chuẩn bị cho lễ hội ném Còn Việt - Lào - Trung từ tháng 3-2013, dự kiến sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị chậm nhất vào ngày 23-10./.
Khai mạc triển lãm ảnh "Phong trào đoàn kết của nhân dân I-ta-li-a với nhân dân Việt Nam những năm 1960 - 1970"  (25/09/2013)
Thái Bình: kết quả bước đầu sau một năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng  (25/09/2013)
Thực hiện tốt Pháp lệnh dân số là thiết thực góp phần phát triển bền vững đất nước  (25/09/2013)
Quảng Ngãi khởi công xây cột cờ hướng ra Hoàng Sa  (25/09/2013)
Tặng bằng khen 100 nữ cán bộ công đoàn tiêu biểu  (25/09/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay