Tưởng niệm 713 năm Ngày mất Hưng Đạo đại vương
Hưng Đạo đại vương tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú. Ông sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống giặc. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai và thứ ba, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi đất nước.
Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ ba thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế sách ông. Ông mất ngày 20-8 năm Canh Tý (tức ngày 05-9-1300), thọ 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.
Buổi lễ diễn ra long trọng gồm lễ rước bộ, hội trống và múa rồng. Sau diễn văn tưởng niệm 713 năm Ngày mất Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và văn tế, các đại biểu và nhân dân đã dâng hương tưởng niệm ngày mất của vị anh hùng dân tộc; dâng hương tại đền Nam Tào, Bắc Đẩu.
Sau Lễ tưởng niệm Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, Lễ Hội quân trên sông Lục Đầu đã diễn ra. Đây là một cuộc diễu binh bằng thuyền tái hiện lại cảnh ra quân của tướng lĩnh nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai. Thuyền tham gia Lễ được trang hoàng rực rỡ, trên cắm cờ xí thời Trần và chia thành 2 đội, đội mặc áo màu vàng và đội mặc áo đỏ từ hai phía Nam Tào, Bắc Đẩu tiến về đoạn Lục Đầu Giang trước cửa đền Kiếp Bạc. Trên bờ, các đội múa rồng lân, đội võ Nhất Nam cùng tham gia biểu diễn. Trong khi các thuyền giao nhau dưới nước, trên bờ, các đội cờ, đội gậy, đội võ hò reo theo nhịp trống vô cùng náo nhiệt./.
Nhật Bản chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang ASEAN  (22/09/2013)
Kỷ niệm 20 năm hệ thống di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới  (22/09/2013)
Kỷ niệm 68 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến  (22/09/2013)
Việt Nam dự “Ngày hội đoàn kết” của Đảng Lao động Bỉ  (22/09/2013)
Gặp mặt hữu nghị nhân dân Việt Nam và Nhật Bản  (22/09/2013)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay