Tăng trưởng thương mại toàn cầu vẫn chậm chạp
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 19-9 dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2013 sẽ chỉ đạt 2,5%, thấp hơn mức 3,3% đưa ra vào tháng 4 vừa qua.
Báo cáo thống kê của WTO cũng cho thấy không có nhiều điều kiện hỗ trợ tăng trưởng thương mại. Trước hết, nhu cầu nhập khẩu ở những nền kinh tế đang phát triển dù vẫn gia tăng nhưng ở tốc độ chậm hơn so với dự kiến, từ đó cản trở tăng trưởng xuất khẩu ở cả những nước phát triển và đang phát triển trong nửa đầu năm 2013.
Bên cạnh đó, do Liên minh châu Âu (EU) chiếm tới 1/3 lượng tiêu thụ hàng hóa giao dịch quốc tế (bao gồm cả những hàng hóa lưu chuyển giữa các nước thành viên EU), nhưng tỷ lệ thất nghiệp nhiều khả năng tiếp tục duy trì ở mức kỷ lục, nên tăng trưởng thương mại khu vực này dự báo sẽ thấp hơn mức trung bình trong 20 năm là 5,4% trong quý tới.
Tuy nhiên, thống kê của WTO đã cho thấy những cải thiện đáng kể của cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu trong một năm qua.
Về xuất - nhập khẩu năm 2013, WTO dự báo xuất khẩu của các nền kinh tế phát triển sẽ tăng 1,5%, của các nước đang phát triển là 3,6%; về nhập khẩu, mức tăng của các nền kinh tế phát triển chỉ là 0,1% trong khi của các nước đang phát triển là 5,8%.
Thương mại thế giới năm tới dự báo tăng 4,5%, trong đó mức tăng xuất - nhập khẩu các nước phát triển dự kiến đạt lần lượt 2,8% và 3,2%; còn các nước đang phát triển là 6,3% và 6,2%.
Tổng Giám đốc WTO, Roberto Avezedo đánh giá mặc dù thương mại sụt giảm chủ yếu do những cú sốc kinh tế vĩ mô, nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy chủ nghĩa bảo hộ cũng có ảnh hưởng nhất định và nó đang chuyển thành những hình thức mới khó nhận biết hơn.
Ông cũng cho rằng tăng trưởng thương mại chậm chạp trong hai năm vừa qua sẽ hối thúc nhu cầu đẩy nhanh các vòng đàm phán đa phương./.
Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển du lịch đô thị  (20/09/2013)
Hồi ức những khoảnh khắc với Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô  (20/09/2013)
Về chế định chính quyền địa phương  (20/09/2013)
Làm khó nhau  (20/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển