Việt Nam đi đúng hướng trên con đường phát triển
17:04, ngày 18-09-2013
Tối 17-9-2013, phái đoàn đại diện Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế ở Giơ-ne-vơ đã tổ chức chiêu đãi đối ngoại trọng thể với sự tham dự của hàng trăm các nhà ngoại giao đại diện của Liên hợp quốc, WTO, WHO, Hội đồng nhân quyền... và các đại sứ trưởng phái đoàn các nước thường trực tại Giơ-ne-vơ.
Tham dự buổi chiêu đãi có Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về hội nhập kinh tế thương mại quốc tế, đang có mặt tại Giơ-ne-vơ để tham dự kỳ Rà soát Chính sách Thương mại (TPR) trong WTO đầu tiên của Việt Nam.
Trong bài diễn văn khai mạc buổi chiêu đãi, Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng phái đoàn ngoại giao Việt Nam khẳng định sau 68 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trải qua một thời gian dài phấn đấu, "con tàu Việt Nam đang đi đúng hướng trên con đường phát triển kinh tế và hội nhập cùng với thế giới."
Việt Nam đang tăng cường cải cách ở trong nước, hội nhập toàn diện và tích cực, trở thành đối tác đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã gia nhập WTO và trở thành thành viên tích cực của Liên hợp quốc cũng như các tổ chức khu vực và quốc tế khác.
Việt Nam mong muốn thúc đẩy bảo vệ quyền con người với tư cách là ứng cử viên cho Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Việt Nam đã, đang và hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ và hợp tác mạnh mẽ của bạn bè các nước gần xa khắp năm châu.
Phát biểu tại buổi chiêu đãi, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng chia sẻ sau 6 năm là thành viên chính thức của WTO, sự tham gia của Việt Nam có bước thay đổi tích cực, chủ động hơn.
Bên cạnh việc thiết lập quan hệ với các đối tác lớn trong WTO và các nước ASEAN, Việt Nam cũng đã chủ động tham gia, củng cố quan hệ với các Nhóm lợi ích như Nhóm các người bạn của hệ thống (FOS), Nhóm các nước mới gia nhập WTO (RAM), Nhóm các nước xuất khẩu nông sản (Nhóm Cairns), Nhóm đang phát triển, Nhóm châu Á; Việt Nam cũng đang tăng cường có chiều sâu các mối quan hệ với các chuyên gia, các tổ chức quốc tế tại Thụy Sĩ như Trung tâm Phương Nam, Viện Thương mại quốc tế (WTI), Trung tâm tư vấn luật của WTO.
Việt Nam đang nỗ lực cùng với các nước thành viên WTO khai thông bế tắc hiện nay của Vòng đàm phán Đô-ha về thương mại toàn cầu trước khi diễn ra Hội nghị bộ trưởng vào tháng 12 tới tại Ba-li, In-đô-ni-xi-a.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng 5%. Tuy nhiên, con đường dài với những thách thức vẫn đang còn phía trước, Việt Nam tiếp tục phải cố gắng cải cách hệ thống thương mại, hội nhập tích cực hơn nữa vào nền kinh tế thế giới.
Điều không thể phủ nhận là Việt Nam đang thực sự tương tác với toàn bộ thế giới, nỗ lực không ngừng theo đuổi cơ chế thương mại mở và minh bạch, tương thích với các quy định trong một thế giới hội nhập mới./.
Trong bài diễn văn khai mạc buổi chiêu đãi, Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng phái đoàn ngoại giao Việt Nam khẳng định sau 68 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trải qua một thời gian dài phấn đấu, "con tàu Việt Nam đang đi đúng hướng trên con đường phát triển kinh tế và hội nhập cùng với thế giới."
Việt Nam đang tăng cường cải cách ở trong nước, hội nhập toàn diện và tích cực, trở thành đối tác đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã gia nhập WTO và trở thành thành viên tích cực của Liên hợp quốc cũng như các tổ chức khu vực và quốc tế khác.
Việt Nam mong muốn thúc đẩy bảo vệ quyền con người với tư cách là ứng cử viên cho Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Việt Nam đã, đang và hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ và hợp tác mạnh mẽ của bạn bè các nước gần xa khắp năm châu.
Phát biểu tại buổi chiêu đãi, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng chia sẻ sau 6 năm là thành viên chính thức của WTO, sự tham gia của Việt Nam có bước thay đổi tích cực, chủ động hơn.
Bên cạnh việc thiết lập quan hệ với các đối tác lớn trong WTO và các nước ASEAN, Việt Nam cũng đã chủ động tham gia, củng cố quan hệ với các Nhóm lợi ích như Nhóm các người bạn của hệ thống (FOS), Nhóm các nước mới gia nhập WTO (RAM), Nhóm các nước xuất khẩu nông sản (Nhóm Cairns), Nhóm đang phát triển, Nhóm châu Á; Việt Nam cũng đang tăng cường có chiều sâu các mối quan hệ với các chuyên gia, các tổ chức quốc tế tại Thụy Sĩ như Trung tâm Phương Nam, Viện Thương mại quốc tế (WTI), Trung tâm tư vấn luật của WTO.
Việt Nam đang nỗ lực cùng với các nước thành viên WTO khai thông bế tắc hiện nay của Vòng đàm phán Đô-ha về thương mại toàn cầu trước khi diễn ra Hội nghị bộ trưởng vào tháng 12 tới tại Ba-li, In-đô-ni-xi-a.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng 5%. Tuy nhiên, con đường dài với những thách thức vẫn đang còn phía trước, Việt Nam tiếp tục phải cố gắng cải cách hệ thống thương mại, hội nhập tích cực hơn nữa vào nền kinh tế thế giới.
Điều không thể phủ nhận là Việt Nam đang thực sự tương tác với toàn bộ thế giới, nỗ lực không ngừng theo đuổi cơ chế thương mại mở và minh bạch, tương thích với các quy định trong một thế giới hội nhập mới./.
WTO đánh giá cao sự thay đổi chính sách của Việt Nam  (18/09/2013)
Vương quốc Đan Mạch: Đối tác quan trọng của Việt Nam  (17/09/2013)
Tuyên bố chung Việt Nam - Hungary  (17/09/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Nhật Bản  (17/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển