Chủ tịch nước chuẩn bị thăm Hungary và Đan Mạch
Là quốc gia nằm giữa Trung Âu, Hungary và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1950. Nước bạn đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ quý báu trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong phong trào “Việt Nam, chúng tôi bên cạnh các bạn”, Hungary tổ chức nhiều đợt hiến máu và quyên góp vật chất giúp Việt Nam. Bạn đã tham gia Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát thực hiện Hiệp định Paris về Việt Nam, đào tạo cho Việt Nam gần 3.500 cán bộ khoa học - kỹ thuật…
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Hungary thời gian qua phát triển tốt đẹp. Trong vòng một thập kỷ qua, cả Tổng thống, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Hungary đã thăm Việt Nam; Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng đã thăm Hungary.
Hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước tiếp tục có những bước phát triển tích cực. Kim ngạch thương mại hai chiều những năm gần đây liên tục tăng trưởng ổn định, năm 2012 đạt 121 triệu USD. Hungary hiện cung cấp ODA cho Việt Nam với tổng số tiền tài trợ khoảng 115 triệu USD cho lĩnh vực môi trường và y tế. Hai nước cũng đã ký Hiệp định về hợp tác văn hóa vào tháng 3-2013 vừa qua, tạo cơ sở tăng cường hợp tác trên lĩnh vực này.
Sau chuyến thăm Hungary, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước Vương quốc Đan Mạch từ ngày 18-9 đến ngày 20-9.
Đan Mạch là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (25-11-1971) và cũng là nơi có phong trào nhân dân ủng hộ mạnh mẽ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp. Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao. Thời gian gần đây, Đan Mạch thường xuyên cử đoàn cấp cao sang thăm Việt Nam như Nữ hoàng Margrethe II (năm 2009), Thái tử kế vị Đan Mạch (2011); Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch (năm 2012) và Thủ tướng Đan Mạch (năm 2012).
Trong chuyến thăm Đan Mạch của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 9-2009, hai nước nhất trí nâng quan hệ thành Đối tác vì sự phát triển, trên cơ sở bình đẳng, ổn định, lâu dài và cùng có lợi, tập trung ưu tiên thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư, hợp tác phát triển, văn hóa giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ. Năm 2012, hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, năng lượng, môi trường và tăng trưởng xanh nhằm tạo khuôn khổ mới thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này.
Chính phủ Đan Mạch đã chọn Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia triển khai Chiến lược tăng trưởng thị trường với mục tiêu khuyến khích các doanh nghiệp Đan Mạch mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Là một trong những nước Bắc Âu sớm đầu tư vào Việt Nam, tính đến cuối tháng 5, Đan Mạch có 106 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 674 triệu USD, xếp thứ 25 trong tổng số 100 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Doanh nghiệp nước bạn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải, kho bãi, bán buôn, bán lẻ… Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2012 đạt 468 triệu USD, tăng nhẹ so với năm 2011.
Đến tháng 5, con số trong lĩnh vực này đạt 184,2 triệu USD. Các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Đan Mạch gồm dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng kim khí, thủ công mỹ nghệ, thiết bị điện, cà phê… và nhập khẩu chủ yếu là thiết bị, hóa chất, sản phẩm sữa, nguyên liệu thô…
Đan Mạch là một trong những nước sớm cung cấp viện trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam và hiện nay thuộc vào nhóm các nước cung cấp nhiều vốn ODA không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam. Kể từ năm 1971 đến nay, Đan Mạch đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng gần 1,2 tỷ USD vốn ODA; được sử dụng trong các lĩnh vực môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải cách tư pháp, giáo dục...
Chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân tới Hungary và Vương quốc Đan Mạch nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Hungary và Vương quốc Đan Mạch cũng như nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam ở châu Âu và trên thế giới./.
Tỷ lệ trẻ tử vong toàn cầu giảm mạnh trong 20 năm  (14/09/2013)
Việt Nam - Venezuela tăng hợp tác giữa các địa phương  (14/09/2013)
Trao đổi kinh nghiệm quốc tế về giảm nghèo bền vững  (14/09/2013)
Hai miền Triều Tiên tiếp tục thảo luận về khu công nghiệp chung Kaesong  (14/09/2013)
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Goa-tê-ma-la  (14/09/2013)
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Ni-ca-ra-goa  (14/09/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên