Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp họp Phiên thứ tám
Sáng 07-9, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 họp Phiên thứ tám dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban; tiếp tục thảo luận, trao đổi đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội; các chuyên gia, nhà khoa học sau Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII vừa qua.
Tại Phiên họp này, các thành viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ tiếp thu, cho ý kiến về kết quả hai hội thảo khoa học với sự tham gia của các chuyên gia pháp lý đầu ngành, các nhà quản lý về “Chính quyền địa phương và “Hội đồng Hiến pháp” trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Những nội dung chính được tập trung thảo luận, cho ý kiến trong Phiên họp này là các thành phần kinh tế, công tác thu hồi đất, chính quyền địa phương và Hội đồng Hiến pháp.
Tại Phiên họp, Ủy ban đã nghe ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Trưởng Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Dự thảo.
Nghị quyết số 38/2012/QH13 của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được triển khai sâu rộng, nghiêm túc; thu hút sự tham gia tích cực và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết của mọi tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Từ sau Kỳ họp thứ năm đến nay, dưới sự chỉ đạo của Thường trực Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Thường trực Ban biên tập đã làm việc nghiêm túc để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, quá trình xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã thu được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân, nhà khoa học, chuyên gia và các đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở đó, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã nghiêm túc tiếp thu, chỉnh lý, sửa đổi một khoa học, dân chủ để trình Quốc hội cho ý kiến. Quá trình cho ý kiến, tiếp thu, chỉnh lý, thảo luận hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã diễn ra đến nay đúng tiến độ, quy trình và đảm bảo chất lượng, có cơ sở khoa học.
Với tinh thần đó, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đề nghị các thành viên Ủy ban dành nhiều thời gian, tập trung tiếp thu, chỉnh lý; tích cực thảo luận, cho ý kiến bằng văn bản, chú trọng vào các nội dung còn có ý kiến khác nhau, cũng như tiếp tục cho ý kiến vào các điều khoản khác tiến tới thống nhất các nội dung và tiếp tục tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân; trình Quốc hội thông qua trong Kỳ họp tới theo đúng lịch trình đề ra.
Ngay sau đó, Quốc hội sẽ bắt tay vào việc hoàn thiện, triển khai thực hiện chương trình xây dựng pháp luật thời gian tiếp theo với trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các dự án luật phù hợp với nội dung của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi./.
Phó Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm Romania  (07/09/2013)
Tập trung nguồn lực giảm quá tải bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh  (07/09/2013)
Tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo  (07/09/2013)
Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc  (07/09/2013)
Giao lưu trồng rừng ngập mặn hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản  (07/09/2013)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên