Thế giới tiếp tục quan ngại sâu sắc tình hình Ai Cập
23:07, ngày 18-08-2013
Căng thẳng ở Ai Cập tiếp tục gây quan ngại sâu sắc trong cộng đồng khu vực và quốc tế. Ngày 17-8-2013, khoảng 4.000 người dân thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ xuống đường để lên án "các vụ thảm sát" tại Ai Cập. Biểu tình cũng đã diễn ra ở thành phố Konya, miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ, với sự tham gia của gần 10.000 người.
Còn tại thành phố Nazareth, miền Bắc Israel, khoảng 4.000 người gốc Arập đổ ra đường hô khẩu hiệu ủng hộ đối với ông Morsi. Tại thành phố Benghazi ở miền Đông Libya, một quả bom phát nổ bên ngoài Lãnh sự quán Ai Cập làm đổ bức tường ngoài, phá hủy một số xe ô tô và làm một nhân viên an ninh cùng 5 trẻ em bị thương. Trong khi đó, tại quảng trường Algeria ở thủ đô Tripoli của Libya, nhiều cuộc biểu tình cũng diễn ra nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với tổ chức MB.
Tại Algeria, hàng chục người Ai Cập biểu tình ngồi gần Đại sứ quán Ai Cập để phản đối bạo lực ở quê nhà.Trong khi đó, Quốc vương A-rập Xê-út Abdullah bin Abdul ra lệnh gửi thiết bị và nhân viên y tế tới Ai Cập lập 3 bệnh viện dã chiến để giúp giảm tải cho các bệnh viện đang phải chữa trị cho rất nhiều người bị thương trong các cuộc đụng độ đẫm máu vài ngày qua.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tiếp tục hối thúc các bên ở Ai Cập chấm dứt biểu tình bạo lực và ngừng ngay việc "sử dụng vũ lực quá mức". Theo ông, việc tấn công vào các đền thờ, bệnh viện và các cơ sở công cộng là không thể chấp nhận được, và rằng ngăn chặn đổ máu phải là "ưu tiên cao nhất" hiện nay.
Các nước Đức, Qatar, Cuba và nhiều quốc gia Mỹ La-tinh cũng đưa ra những phản ứng lo ngại về tình hình bạo lực tại Ai Cập, đồng thời hối thúc các bên liên quan đối thoại chính trị để tìm giải pháp.
Chính phủ Venezuela thậm chí cho triệu Đại sứ tại Cairo về nước để phản đối. Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh William Hague điện đàm với người đồng cấp Ai Cập Nabil Fahmy để lên án mọi hành động bạo lực cũng như các cuộc tấn công nhằm vào đền thờ Hồi giáo và nhà thờ Công giáo./.
Công tác xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ chính trị then chốt, trọng tâm, phải tiến hành thường xuyên, đồng bộ  (18/08/2013)
Xem xét đặc xá bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng  (18/08/2013)
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm, tặng quà tại tỉnh Hải Dương  (18/08/2013)
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Hồi giáo Áp-ga-ni-xtan  (18/08/2013)
Một số vấn đề về sinh hoạt Đảng ở cơ sở: thực trạng và giải pháp  (18/08/2013)
Các nền kinh tế phát triển bước trên đường hồi phục  (18/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên