Triển lãm và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử”
TCCSĐT - Đó là chủ đề của cuộc triển lãm và trưng bày sẽ tổ chức từ ngày 22-8 đến ngày 29-8-2013 tại Hội trường Thống Nhất, được thông tin từ buổi họp báo ngày 16-8 do Văn Phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.
Theo Ban Tổ chức, cuộc triển lãm và trưng bày lần này được bổ sung thêm một số tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hệ thống và chuẩn xác. Thông qua các tư liệu lịch sử được công bố, sẽ giúp đồng bào trong cả nước, bạn bè quốc tế nói chung và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên nhận thức sâu sắc hơn đối với sứ mệnh bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Dự kiến sẽ có 150 bản đồ và nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật và ấn phẩm được trưng bày, được tập hợp các nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế. Theo đó, triển lãm và trưng bày gồm 4 nhóm tư liệu chính là: 1/ Phiên bản các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; tập bản đồ gồm 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do Việt Nam, một số nước phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay. 2/ Bốn cuốn atlas (tập bản đồ chính thức) do các nhà nước Trung Quốc xuất bản trong các năm 1908, 1917, 1919 và 1933. Các atlas này là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh đề ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục vào các năm sau đó. Trong các atlas luôn chỉ giới hạn cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không hề nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Điều đó chứng minh rõ cái gọi là “chủ quyền lịch sử” phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo này. 3/ Một số tư liệu, văn bản, ấn phẩm của các nước phương Tây từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, tư liệu về quần đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc và thời Việt Nam cộng hòa về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 4/ Một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian gần đây.
Tại buổi họp báo, đại diện Ban Tổ chức, GS, TS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã giới thiệu một cách khái quát ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa khoa học, ý nghĩa khách quan và sự chính nghĩa đối với những nguồn tư liệu quý trong việc chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. GS, TS. Nguyễn Quang Ngọc cho biết: Bộ tư liệu lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hết sức phong phú, đa dạng. Tại cuộc triển lãm và trưng bày này sẽ tập trung vào giai đoạn từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, vì đây là thời kỳ Việt Nam khẳng định và thực thi chủ quyền của mình ở hai quần đảo trên một cách trọn vẹn trong hòa bình. Tư liệu ở các giai đoạn trước thế kỷ XVII và sau thế kỷ XIX chỉ được giới thiệu ở mức độ cần thiết và hợp lý, vừa làm cơ sở cho người xem hiểu rõ ngọn nguồn lịch sử chủ quyền của Việt Nam, vừa khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam gìn giữ, tiếp nối, với quyết tâm bảo vệ đến cùng từng tấc đất, tấc biển của tổ tông, bất chấp những diễn biến phức tạp và khó khăn khôn lường.
GS, TS. Nguyễn Quang Ngọc khẳng định: Trong lịch sử, chưa có một vị hoàng đế nào trên thế giới, kể cả Trung Quốc lại quan tâm chi li đến việc cắm mốc chủ quyền ở biển, đảo như Hoàng đế Minh Mạng của Việt Nam. Điều này được thể hiện trong số 18/19 Châu bản triều Nguyễn (được công bố lần này), đáng chú ý nhất là Châu bản Phúc tấu của Bộ Công ngày 12-02 năm Minh Mạng thứ 17 (tức năm 1836) hiện đang được lưu giữ tại Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao có ghi rõ việc cử Thủy quân với sự hỗ trợ của dân binh, dân phu đi cắm cột mốc chủ quyền với chi tiết về độ dài, độ rộng, độ dày của cột mốc (Mộc bài).
Trong cuộc triển lãm và trưng bày sắp tới, các nguồn bản đồ và tư liệu Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây sẽ được đặt cùng nhau, bổ sung cho nhau để người tham quan có thể dễ dàng đối chiếu, kiểm chứng, làm tăng thêm độ chuẩn xác và giá trị của chúng, góp phần khẳng định một cách khách quan là trong nhiều thế kỷ liên tục các nhà nước quân chủ Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền của mình ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách thực sự, đầy đủ và không hề gặp phải sự phản đối hay tranh chấp với bất cứ một quốc gia nào - GS, TS. Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh.
Theo Ban Tổ chức, trong 8 ngày (từ ngày 22-8 đến ngày 29-8-2013) diễn ra cuộc triển lãm và trưng bày tư liệu về “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử” tại Hội trường Thống Nhất, ngoài việc được tham quan miễn phí, khách tham quan còn có cơ hội mua một số ấn phẩm tại cuộc triển lãm và trưng bày./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì xét duyệt hồ sơ đặc xá trong trường hợp đặc biệt  (16/08/2013)
Bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức cho cán bộ Đảng Lào  (16/08/2013)
Đổi mới chính sách tạm nhập, tái xuất  (16/08/2013)
Kêu gọi viện trợ khẩn cấp 98 triệu USD cho Triều Tiên  (16/08/2013)
Chính phủ Venezuela sẽ tái cơ cấu tất cả bộ ngành  (16/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên