Hà Nội sẽ lấy phiếu tín nhiệm 18 chức danh
Trong phiên khai mạc, Thường trực HĐND Thành phố đã báo cáo hoạt động của HĐND TP Hà Nội 6 tháng đầu năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013; Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố báo cáo công tác xét xử 6 tháng đầu năm 2013, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố báo cáo công tác kiểm sát 6 tháng đầu năm 2013, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013.
Điểm qua tình hình kinh tế - xã hội Hà Nội những tháng đầu năm 2013, đồng chí Ngô Thị Doãn Thanh Chủ tịch HĐND TP đánh giá: Trong 6 tháng đầu năm, kinh tế - xã hội Thủ đô vẫn còn một số hạn chế, yếu kém: Kinh tế tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ và kế hoạch năm, thu ngân sách đạt thấp bằng 38,8% dự toán, sản xuất - kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn.
Tiến độ triển khai một số dự án trọng điểm còn chậm. Tình trạng quá tải trong các bệnh viện, ô nhiễm môi trường… chậm được khắc phục. Việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực trật tự giao thông, quản lý đô thị, trật tự xây dựng còn chưa nghiêm.
Công tác cải cách hành chính chưa đạt hiệu quả như mong muốn, kỷ cương hành chính chuyển biến còn chậm… Đây là những vấn đề rất lớn và khó, đề nghị các vị đại biểu HĐND nghiên cứu thấu đáo, chỉ rõ những yếu kém và nguyên nhân, từ đó, đề xuất và thống nhất các giải pháp khắc phục.
Lần đầu tiên, tại kỳ họp này, HĐND Thành phố sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND TP bầu theo nghị quyết của Quốc hội. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ được công khai. HĐND TP cũng tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong 1 ngày, được truyền hình trực tiếp để cử tri theo dõi. Ngoài ra, HĐND TP sẽ bầu bổ sung 3 Phó Ban chuyên trách cho các Ban của HĐND TP.
Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh cho biết: “Trên cơ sở những hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, HĐND sẽ dành thời gian thỏa đáng để các vị đại biểu thảo luận, đánh giá một cách trách nhiệm, thận trọng, khách quan, thể hiện mức độ tín nhiệm đối với các vị được HĐND lấy phiếu tín nhiệm”.
Cần làm rõ, đề xuất giải pháp khắc phục yếu kém
Phát biểu chỉ đạo tại phiên khai mạc, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị yêu cầu các đại biểu HĐND TP tập trung thảo luận, làm rõ và đưa ra những đề xuất khắc phục những điểm còn yếu kém của Thủ đô khi tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của thành phố 6 tháng đầu năm còn nhiều chỉ tiêu đạt thấp, tăng trưởng kinh tế thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch năm, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng chậm, thị trường bất động sản đóng băng, thu ngân sách đạt thấp so với cùng kỳ…
“Tại kỳ họp này tôi đề nghị các vị đại biểu tập trung thảo luận, phân tích thấu đáo, đề xuất các giải pháp đồng bộ, khắc phục những yếu kém”, đồng chí Phạm Quang Nghị nhấn mạnh.
Căn cứ trên mục tiêu kế hoạch năm và kết quả đạt được 6 tháng đầu năm, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị nêu rõ những mục tiêu cầm bám sát để bảo đảm hoàn thành mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả năm 2013. Giải pháp chủ yếu trong điều hành, dự toán ngân sách nhà nước 2013, bám sát 5 nhiệm vụ chủ yếu và 2 đột phá của thành phố, khắc phục nhanh những điểm còn yếu kém trong 6 tháng đầu năm, tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp, thu hút mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
Lấy phiếu tín nhiệm giúp cán bộ hiểu rõ hơn về uy tín và trách nhiệm
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng nhấn mạnh, cần phải tiếp tục coi cải cách hành chính là khâu đột phá, đề cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước; rà soát, loại bỏ những cơ chế chính sách, thủ tục gây phiền hà, cản trở nhân dân và doanh nghiệp; gắn với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và lãng phí, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, gây nhũng nhiễu nhân dân.
“Tôi đã có dịp nêu ý kiến với các đồng chí và xin được nhắc lại, mỗi chúng ta trên cương vị công tác của mình, hàng ngày cần phải đặt ra câu hỏi: Chúng ta đã làm hết bổn phận và trách nhiệm của mình hay chưa? Chúng ta có thể làm tốt hơn và nhiều hơn những việc mà Đảng bộ Thủ đô yêu cầu chúng ta hay không? Liệu chúng ta có cản trở sự phát triển của thành phố hay không? Nếu mỗi chúng ta thực sự muốn cống hiến vì nhân dân thì chúng ta phải luôn trăn trở với những câu hỏi đó. Tại kỳ họp này, tôi đề nghị các vị đại biểu HĐND TP thảo luận, đánh giá kết quả và nêu ra những mặt còn hạn chế của thành phố và nêu ra những giải pháp cải cách hành chính tạo thuận lợi cho sự phát triển của Thủ đô, đó phải là những giải pháp, những chương trình hành động hết sức thuyết phục, không mang tính hình thức”, đồng chí Phạm Quang Nghị nhấn mạnh.
Thực hiện Nghị quyết 35 của Quốc hội, tại kỳ họp này, HĐND TP Hà Nội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND TP bầu. Đây là lần đầu tiên và cũng từ đây, lấy phiếu tín nhiệm là một nội dung quan trọng trong mỗi kỳ họp của HĐND TP, nhằm phát huy dân chủ và chức năng giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nhấn mạnh: Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm là một nội dung hết sức quan trọng, đòi hỏi mỗi đại biểu phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực sự vì sự nghiệp chung. Việc xem xét những vị trí của những người được đưa ra lấy phiếu cần hết sức thận trọng, công tâm, khách quan, căn cứ trên hai tiêu chí cơ bản là: năng lực điều hành, kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao và phẩm chất chính trị, lối sống cá nhân của mỗi cán bộ.
Việc lấy phiếu tín nhiệm cũng là nhằm giúp các cán bộ này hiểu rõ hơn về uy tín và trách nhiệm của mình trước công việc được giao phụ trách. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm ghi nhận, động viên những người hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời nhắc nhở lưu ý kịp thời đối với những người còn yếu kém về năng lực và phẩm chất, để toàn thể đội ngũ cán bộ đều phải phải thường xuyên rèn luyện phấn đấu, không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức, xứng đáng với sự tin tưởng của tổ chức và nhân dân.
Kết quả tín nhiệm cũng là kênh thông tin hết sức quan trọng để Thành ủy xem xét, đánh giá và quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ phù hợp với phẩm chất năng lực, khả năng cống hiến của mỗi người.
Phát biểu chỉ đạo kỳ họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao HĐND các cấp với vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương đã có nhiều đổi mới tích cực rõ nét cả về nội dung hoạt động theo hướng ngày càng hiệu quả, trách nhiệm và sát với dân.
Tại kỳ họp này, đây là lần đầu tiên HĐND TP Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu hoặc bầu theo Nghị quyết 35 của Quốc hội. Đây là một trong những nội dung quan trọng thường niên của HĐND các cấp thực hiện quyền giám sát thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm.
Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm bảo đảm đúng hướng dẫn về quy trình công khai, công bằng, dân chủ. Đồng thời các vị đại biểu của HĐND TP cũng dành thời gian nghiên cứu thảo luận đánh giá khách quan, công tâm, đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất đạo đức lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu rèn luyện phẩm chất năng lực./.
Từ 1-7: Làm thêm vào ngày nghỉ lễ, Tết không quá 12 giờ/ngày  (01/07/2013)
Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc tại Cuba  (01/07/2013)
Quan hệ Việt Nam và Montenegro phát triển tích cực  (01/07/2013)
Việt Nam - Lào hợp tác về lao động và phúc lợi xã hội  (01/07/2013)
Liên minh châu Âu đón chào thành viên mới  (01/07/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 24 đến ngày 30-6-2013  (01/07/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên