Đạt đồng thuận nhưng không đột phá
15:03, ngày 28-06-2013
TCCSĐT - Chiều 18-6-2013, sau 2 ngày diễn ra trong bầu không khí căng thẳng do mâu thuẫn của lãnh đạo các nước thành viên về chương trình nghị sự, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G8) lần thứ 39 kết thúc với bản Thông cáo chung nhận được sự đồng thuận của tất cả các bên nhưng không có sáng kiến đột phá.
Diễn ra trong bối cảnh “nóng”
Theo giới quan sát, kinh tế lẽ ra là mối quan tâm hàng đầu của Hội nghị thượng đỉnh G8 lần này nhưng có thể các bên không hy vọng tìm ra sáng kiến mới nào nhằm vực dậy tăng trưởng kinh tế của các nước trong nhóm đang phải đối đầu với khủng hoảng kéo dài. Thay vào đó, cuộc nội chiến ở Xy-ri là chủ đề chi phối toàn bộ Hội nghị năm nay. Đến Hội nghị lần này, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma muốn chứng minh việc chính quyền Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học, thảo luận với Nga về hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD), vấn đề Áp-ga-ni-xtan, chống khủng bố.
Về vấn đề Xy-ri, mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây ngày càng sâu sắc hơn khi Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy ở quốc gia Trung Đông này. Mỹ và Nga đang tìm cách tổ chức một hội nghị hòa bình về Xy-ri. Những nỗ lực này đang trở nên xa vời khi Mỹ và Nga mỗi bên đều giữ nguyên tắc và quan điểm riêng của mình. Các đồng minh trong và ngoài khu vực Trung Đông của các lực lượng đối lập ở Xy-ri sẽ tăng cường cung cấp vũ khí hiện đại cho quân nổi dậy, tạo thế cân bằng chiến lược trên chiến trường với mục đích đánh bại các lực lượng ủng hộ Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát. Còn Tổng thống Nga V. Pu-tin cảnh báo, Mát-xcơ-va không thể chấp nhận khả năng này.
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G8, cuộc gặp giữa Thủ tướng nước chủ nhà Đa-vít Ca-mơ-rôn và Tổng thống Nga V. Pu-tin đã lâm vào bế tắc khi cả hai không tìm được tiếng nói chung. Nhà lãnh đạo Nga đã lên tiếng chỉ trích Mỹ, Anh về việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy tại Xy-ri. Theo ông V. Pu-tin, việc làm này không chỉ vi phạm những giá trị nhân đạo mà còn vi phạm cả luật pháp quốc tế.
Về kinh tế, Hội nghị thượng đỉnh G8 lần này được lãnh đạo các nước thành viên xác định là cơ hội quan trọng để thảo luận hàng loạt những vấn đề liên quan đến nền kinh tế toàn cầu, cụ thể là những nỗ lực thúc đẩy hoạt động thương mại, từ đó tạo động lực khôi phục sự tăng trưởng cho nền kinh tế thế giới. Để làm được điều này, các nước G8 đặt mục tiêu hoàn thành các thỏa thuận thương mại, đồng thời hướng tới việc khởi động đàm phán về Hiệp định hợp tác thương mại và đầu tư xuyên Ðại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Chủ tịch Ủy ban châu Âu Giô-xê Ma-nu-en Ba-rô-xô (Jose Manuel Barroso) hy vọng các cuộc đàm phán có thể bắt đầu từ tháng 7-2013. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng là vấn đề được đề cập tại Hội nghị này.
Tại một cuộc họp báo trước thềm Hội nghị, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã nêu ra những vấn đề mà các nguyên thủ G8 thảo luận như tình hình Xy-ri, xung đột ở các khu vực khác, đấu tranh chống thất thu thuế, tăng hiệu quả quản lý nhà nước, xóa bỏ rào cản thương mại. Nga tham gia Hội nghị lần này không chỉ với tư cách là thành viên của nhóm mà còn với tư cách là Chủ tịch G20 vào tháng 9-2013 đồng thời sẽ là Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh G8 trong năm 2014. Do đó, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã kêu gọi các nước cần phối hợp hoạt động của cả hai Hội nghị và không nên chia tách G8 và G20 theo chủ đề kinh tế hoặc chính trị như một số chính giới đề nghị.
Tổng thống Nga V. Pu-tin nhấn mạnh, bản thân cuộc sống buộc các nước lớn phải có một chương trình nghị sự thống nhất. Không ai có thể một mình chống lại các mối đe dọa toàn cầu một cách hiệu quả. Con đường tốt nhất dẫn đến tăng trưởng kinh tế bền vững cho mỗi quốc gia là phối hợp nhịp nhàng chính sách kinh tế, cải cách hệ thống tài chính - ngoại tệ và hệ thống giám sát trên phạm vi toàn thế giới, điều phối tiền tệ toàn cầu, khuyến khích đầu tư; củng cố lòng tin, bảo đảm tính minh bạch và có thể đưa ra dự báo trước của thị trường. Hiệu quả kinh tế không thể tách rời các nghĩa vụ xã hội đối với cộng đồng dân cư. Chăm lo đời sống người dân là một trong những chức năng quan trọng nhất của nhà nước. Chối bỏ nghĩa vụ đó, nhà nước sẽ có nguy cơ sụp đổ. Cuộc khủng khoảng ở EU là một ví dụ điển hình khi một số quốc gia không thể kiểm soát được tình trạng của nền kinh tế vĩ mô, nạn “ăn bám” tràn lan; ở một số nơi, đôi lúc kẻ không làm gì lại được hưởng nhiều hơn người làm việc. Nga đã lựa chọn kiểu nhà nước hướng tới mục tiêu bảo đảm dân sinh xã hội và sẽ không bao giờ đi chệch mục tiêu đó. Tổng thống Nga V. Pu-tin khẳng định quan điểm của Nga là không từ bỏ mục tiêu bảo đảm dân sinh xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế của mình vì nếu làm ngược lại, nó sẽ gây ra khủng hoảng như ở EU.
Tổng thống Nga V. Pu-tin nhấn mạnh xu hướng tiêu cực giảm tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới dưới 2% vào năm 2012 và dự báo tốc độ tăng trưởng năm 2013 khoảng 3,3%. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện khủng hoảng thế giới, các nước cần tập trung nỗ lực tập thể cho sự phát triển thương mại chứ không nên tiến hành các biện pháp bảo hộ hiện vẫn đang được gia tăng, áp dụng tại một số nước. Việc gia nhập WTO cho phép Nga tham gia đầy đủ vào công việc soạn thảo và hoàn thiện các tiêu chuẩn thương mại thế giới. Nga cho rằng một số nước ngăn không cho nhập hàng hóa của Nga vào thị trường của họ như phân bón, hóa chất, hóa dầu, xăng dầu, sản phẩm công nghiệp kim khí… một cách không có cơ sở.
Về hệ thống tài chính thế giới, Nga ủng hộ hệ thống tài chính thế giới trong đó có việc cải cách Quỹ Tiền tệ quốc tế, chống lại việc thành lập các hội đồng, các quỹ mới và các tổ chức quốc tế khác. Tổng thống Nga V. Pu-tin nhấn mạnh, sự thay đổi trong Quỹ Tiền tệ thế giới chỉ là một phần trong cải cách cấu trúc tài chính thế giới.
Thông cáo chung nhận được sự đồng thuận của tất cả các bên
Diễn ra trong bầu không khí căng thẳng do mâu thuẫn của lãnh đạo các nước thành viên về chương trình nghị sự, sau 2 ngày thảo luận và cọ xát quan điểm, lãnh đạo các thành viên G8 đã đạt được sự đồng thuận về nội dung bản Thông cáo chung nhưng không có sáng kiến đột phá.
Về vấn đề thuế, lãnh đạo 8 nước đạt được nhận thức chung về chế độ thuế công bằng và tăng cường tính minh bạch. Lãnh đạo các nước G8 cho rằng, cơ quan thuế các nước cần phải chủ động chia sẻ thông tin, kiên quyết chống lại các hành vi trốn và lậu thuế; cần sửa đổi quy định về thuế và yêu cầu các công ty xuyên quốc gia báo cáo với cơ quan thuế về nơi đóng thuế và loại thuế mà họ đóng để tránh hiện tượng trốn thuế thông qua hoạt động chuyển các khoản lợi nhuận sang nước khác; các nước phát triển cần hỗ trợ các nước đang phát triển tham gia nỗ lực chống thất thu thuế và trốn thuế.
Về hoạt động thương mại, lãnh đạo các nước G8 cho rằng, chính phủ các nước cần hạn chế chủ nghĩa bảo hộ; phê chuẩn Hiệp định Thương mại nhằm thúc đẩy việc làm và tăng trưởng của thế giới; cần công bố thông tin về các mặt: pháp luật, dự toán ngân sách, chi tiêu tài chính, hợp đồng chính phủ để tiện cho người dân tìm hiểu và giám sát. Tuy nhiên, Tuyên bố chung của G8 sử dụng một lượng lớn từ "cần phải" nhưng lại không đưa ra được các biện pháp cải cách cụ thể.
Về tình hình Xy-ri, có thể thấy chủ đề Xy-ri bao trùm bầu không khí chính trị của Hội nghị thượng đỉnh G8 năm nay. Trước khi diễn ra Hội nghị G8, giới phân tích chính trị quốc tế dự báo, tại diễn đàn năm nay, Tổng thống Nga V. Pu-tin sẽ phải chứng kiến cuộc đấu “1 chọi 7” giữa một bên là Nga ủng hộ Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát với bên kia là 7 thành viên còn lại của G8 yêu cầu loại bỏ ông B. Át-xát như là một điều kiện tiên quyết cho tiến trình chính trị ở Xy-ri. Tuy nhiên, Tổng thống Nga V. Pu-tin cho biết, tại Hội nghị, Nga đã không rơi vào tình cảnh cuộc đấu “1 chọi 7”. Thông cáo chung đã khẳng định điều đó bởi nhiều quan điểm của Nga về Xy-ri đã được các thành viên khác của G8 “lắng nghe” và chia sẻ.
Do đó, tuy Hội nghị cấp cao G8 lần này không đưa ra được giải pháp mang tính đột phá để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Xy-ri nhưng đã thống nhất được 6 nội dung quan trọng: (1) các nước G8 cam kết cùng phối hợp nỗ lực để đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng kéo dài ở Xy-ri; (2) không đề cập đến việc Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát phải ra đi hay ở lại; (3) yêu cầu các bên xung đột, cả Chính phủ Xy-ri cũng như lực lượng đối lập, tham gia Hội nghị hòa bình về Xy-ri tại Giơ-ne-vơ càng sớm càng tốt, theo tinh thần nghiêm túc và xây dựng, nhằm thành lập một chính phủ chuyển tiếp trên cơ sở đồng thuận và có toàn quyền định đoạt tình hình chính trị ở Xy-ri; (4) bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về sự gia tăng nguy cơ chủ nghĩa khủng bố và cực đoan cũng như xung đột giáo phái trong cuộc xung đột tại Xy-ri. Các nước G8 sẽ phối hợp với các bên ở Xy-ri nhằm loại bỏ mạng lưới khủng bố “An Kê-đa” (“Al-Qaeda”) và các tổ chức có liên quan tới mạng lưới này; (5) lên án bất kỳ hình thức sử dụng vũ khí hóa học nào, từ phía bất cứ bên nào đang xung đột ở Xy-ri và kêu gọi tất cả các bên cho phép các thanh sát viên của Liên hợp quốc tiến hành thanh sát về việc sử dụng vũ khí hóa học ở nước này: (6) các nước G8 sẽ viện trợ nhân đạo bổ sung 1,5 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu nhân đạo tại Xy-ri và các nước láng giềng.
Về vấn đề chuyển giao vũ khí cho các bên ở Xy-ri, tại cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị G8, Tổng thống Nga V. Pu-tin tuyên bố, Mát-xcơ-va không loại trừ khả năng thực hiện một đợt chuyển vũ khí mới cho chính quyền Xy-ri vì sự chuyển giao đó không vi phạm bất cứ điều luật quốc tế nào. Tổng thống V. Pu-tin cũng cho biết, việc các nước phương Tây chuyển vũ khí cho phe nổi dậy Xy-ri sẽ phản tác dụng vì theo quan điểm của Mát-xcơ-va, không có một điều luật quốc tế nào cho phép các bên chuyển giao vũ khí cho các lực lượng đối lập ở Xy-ri. Tổng thống Nga V. Pu-tin nhận định, số vũ khí được chuyển cho quân nổi dậy Xy-ri một ngày nào đó có thể sẽ được sử dụng để chống lại chính các nước châu Âu. Trong khi đó, tại Mát-xcơ-va, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp tuyên bố, Nga đang tận dụng mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn cuộc xung đột ở Xy-ri leo thang thành một một cuộc xung đột khu vực trên diện rộng. Ông X. La-vrốp cho biết, nhiệm vụ chính hiện nay của Mát-xcơ-va là đưa Chính phủ Xy-ri và các lực lượng đối lập ngồi vào bàn đàm phán nhằm khởi động tiến trình chính trị nội bộ của Xy-ri.
Về tình hình trên bán đảo Triều Tiên, Tuyên bố chung G8 nêu rõ, Triều Tiên cần hoàn toàn từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa cũng như chấm dứt hành động khiêu khích; cộng đồng quốc tế yêu cầu Bình Nhưỡng cần tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế; yêu cầu Bình Nhưỡng tham gia môt cách xây dựng chương trình nghị sự các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Triều Tiên và kiềm chế, tránh những hành động khiêu khích. Thông cáo chung của G8 kêu gọi cộng đồng quốc tế cần đảm bảo thi hành tất cả các quyết định trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên liên quan tới chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Về triển vọng kinh tế thế giới, Thông cáo chung G8 đưa ra nhận định, triển vọng kinh tế thế giới vẫn mờ nhạt cho dù nguy cơ sụt giảm tăng trưởng đã dịu bớt nhờ vào các chính sách tài chính được thực hiện ở Mỹ, Eurozone và Nhật Bản. Thông cáo chung của G8 nói rõ, tuy nguy cơ sụt giảm tăng trưởng kinh tế ở Eurozone đã không còn cao như trước, nhưng khu vực này vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy thoái. Tại Mỹ, kinh tế đã lấy lại đà phục hồi, thâm hụt ngân sách nhà nước giảm nhanh, nhưng Oa-sinh-tơn cần duy trì các chính sách tài chính cân bằng trong trung hạn và tăng cường đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng. Thông cáo chung của G8 nhấn mạnh, Nhật Bản cần định hình chính sách tài chính trung hạn đáng tin cậy. Lãnh đạo các nước G8 cho rằng, chính sách tài chính cần tạo ra sự linh hoạt trong ngắn hạn sao cho phù hợp với các điều kiện kinh tế khác nhau và cần dựa trên các hoàn cảnh kinh tế của mỗi quốc gia.
Triển vọng Hiệp định hợp tác thương mại và đầu tư Mỹ - EU
Về Hiệp định hợp tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP (Transatlantic Trade and Investment Partnership) giữa Mỹ và EU, tại Hội nghị thượng đỉnh G8 năm nay, Thủ tướng Anh Đa-vít Ca-mơ-rôn, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Giô-xê Ma-nu-en Ba-rô-xô đã có cuộc họp báo về quá trình đàm phán nhằm ký kết Hiệp định này. Theo Thủ tướng Anh Đa-vít Ca-mơ-rôn, thỏa thuận này sẽ tạo ra ảnh hưởng to lớn hơn tất cả các thỏa thuận thương mại khác trên thế giới bởi Mỹ và 27 quốc gia EU chiếm gần một nửa nền kinh tế toàn cầu với kim ngạch hằng năm lên tới 1.000 tỷ USD.
Theo Thủ tướng Anh Đa-vít Ca-mơ-rôn, Hiệp định hợp tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương Mỹ - EU có thể đem lại lợi ích kinh tế mỗi năm 157 tỷ USD cho các nước châu Âu, 126 tỷ USD cho kinh tế Mỹ và 133 tỷ USD cho các nước khác trên thế giới. Theo Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma, đây cũng là ưu tiên của Mỹ và ông hy vọng, Hiệp định này có ý nghĩa quan trọng không kém gì các cam kết về ngoại giao và an ninh mà hai bên đã từng ký kết.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán sắp tới giữa Mỹ và EU về TTIP được cho là sẽ rất khó khăn. Ngay trước khi tiến hành đàm phán, các nước EU đã đồng ý với đề nghị của Pháp về việc loại bỏ ngành công nghiệp phim ảnh, âm nhạc và truyền hình Âu châu ra khỏi thỏa thuận này.
Về Hội nghị thượng đỉnh G8 năm 2014
Từ ngày 01-01-2014, Nga sẽ nhận chuyển giao quyền Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh G8 lần thứ 40 từ Anh. Tại Hội nghị G8 lần này, Tổng thống Nga V. Pu-tin công bố mốc tiến hành Hội nghị thượng đỉnh G8 lần thứ 40 vào ngày 04 và ngày 05-6-2014. Theo Tổng thống Nga V. Pu-tin, Hội nghị thượng đỉnh G8 lần thứ 40 sẽ được tổ chức tại Xô-tri trên cơ sở hạ tầng của Thế vận hội Ô-lim-pic Mùa Đông được tổ chức vào đầu năm 2014. Như vậy, Nga sẽ không cần đầu tư gì thêm cho việc xây dựng cơ sở vật chất cho Hội nghị thượng đỉnh G8 trong năm Nga là Chủ tịch./.
Theo giới quan sát, kinh tế lẽ ra là mối quan tâm hàng đầu của Hội nghị thượng đỉnh G8 lần này nhưng có thể các bên không hy vọng tìm ra sáng kiến mới nào nhằm vực dậy tăng trưởng kinh tế của các nước trong nhóm đang phải đối đầu với khủng hoảng kéo dài. Thay vào đó, cuộc nội chiến ở Xy-ri là chủ đề chi phối toàn bộ Hội nghị năm nay. Đến Hội nghị lần này, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma muốn chứng minh việc chính quyền Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học, thảo luận với Nga về hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD), vấn đề Áp-ga-ni-xtan, chống khủng bố.
Về vấn đề Xy-ri, mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây ngày càng sâu sắc hơn khi Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy ở quốc gia Trung Đông này. Mỹ và Nga đang tìm cách tổ chức một hội nghị hòa bình về Xy-ri. Những nỗ lực này đang trở nên xa vời khi Mỹ và Nga mỗi bên đều giữ nguyên tắc và quan điểm riêng của mình. Các đồng minh trong và ngoài khu vực Trung Đông của các lực lượng đối lập ở Xy-ri sẽ tăng cường cung cấp vũ khí hiện đại cho quân nổi dậy, tạo thế cân bằng chiến lược trên chiến trường với mục đích đánh bại các lực lượng ủng hộ Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát. Còn Tổng thống Nga V. Pu-tin cảnh báo, Mát-xcơ-va không thể chấp nhận khả năng này.
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G8, cuộc gặp giữa Thủ tướng nước chủ nhà Đa-vít Ca-mơ-rôn và Tổng thống Nga V. Pu-tin đã lâm vào bế tắc khi cả hai không tìm được tiếng nói chung. Nhà lãnh đạo Nga đã lên tiếng chỉ trích Mỹ, Anh về việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy tại Xy-ri. Theo ông V. Pu-tin, việc làm này không chỉ vi phạm những giá trị nhân đạo mà còn vi phạm cả luật pháp quốc tế.
Về kinh tế, Hội nghị thượng đỉnh G8 lần này được lãnh đạo các nước thành viên xác định là cơ hội quan trọng để thảo luận hàng loạt những vấn đề liên quan đến nền kinh tế toàn cầu, cụ thể là những nỗ lực thúc đẩy hoạt động thương mại, từ đó tạo động lực khôi phục sự tăng trưởng cho nền kinh tế thế giới. Để làm được điều này, các nước G8 đặt mục tiêu hoàn thành các thỏa thuận thương mại, đồng thời hướng tới việc khởi động đàm phán về Hiệp định hợp tác thương mại và đầu tư xuyên Ðại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Chủ tịch Ủy ban châu Âu Giô-xê Ma-nu-en Ba-rô-xô (Jose Manuel Barroso) hy vọng các cuộc đàm phán có thể bắt đầu từ tháng 7-2013. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng là vấn đề được đề cập tại Hội nghị này.
Tại một cuộc họp báo trước thềm Hội nghị, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã nêu ra những vấn đề mà các nguyên thủ G8 thảo luận như tình hình Xy-ri, xung đột ở các khu vực khác, đấu tranh chống thất thu thuế, tăng hiệu quả quản lý nhà nước, xóa bỏ rào cản thương mại. Nga tham gia Hội nghị lần này không chỉ với tư cách là thành viên của nhóm mà còn với tư cách là Chủ tịch G20 vào tháng 9-2013 đồng thời sẽ là Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh G8 trong năm 2014. Do đó, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã kêu gọi các nước cần phối hợp hoạt động của cả hai Hội nghị và không nên chia tách G8 và G20 theo chủ đề kinh tế hoặc chính trị như một số chính giới đề nghị.
Tổng thống Nga V. Pu-tin nhấn mạnh, bản thân cuộc sống buộc các nước lớn phải có một chương trình nghị sự thống nhất. Không ai có thể một mình chống lại các mối đe dọa toàn cầu một cách hiệu quả. Con đường tốt nhất dẫn đến tăng trưởng kinh tế bền vững cho mỗi quốc gia là phối hợp nhịp nhàng chính sách kinh tế, cải cách hệ thống tài chính - ngoại tệ và hệ thống giám sát trên phạm vi toàn thế giới, điều phối tiền tệ toàn cầu, khuyến khích đầu tư; củng cố lòng tin, bảo đảm tính minh bạch và có thể đưa ra dự báo trước của thị trường. Hiệu quả kinh tế không thể tách rời các nghĩa vụ xã hội đối với cộng đồng dân cư. Chăm lo đời sống người dân là một trong những chức năng quan trọng nhất của nhà nước. Chối bỏ nghĩa vụ đó, nhà nước sẽ có nguy cơ sụp đổ. Cuộc khủng khoảng ở EU là một ví dụ điển hình khi một số quốc gia không thể kiểm soát được tình trạng của nền kinh tế vĩ mô, nạn “ăn bám” tràn lan; ở một số nơi, đôi lúc kẻ không làm gì lại được hưởng nhiều hơn người làm việc. Nga đã lựa chọn kiểu nhà nước hướng tới mục tiêu bảo đảm dân sinh xã hội và sẽ không bao giờ đi chệch mục tiêu đó. Tổng thống Nga V. Pu-tin khẳng định quan điểm của Nga là không từ bỏ mục tiêu bảo đảm dân sinh xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế của mình vì nếu làm ngược lại, nó sẽ gây ra khủng hoảng như ở EU.
Tổng thống Nga V. Pu-tin nhấn mạnh xu hướng tiêu cực giảm tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới dưới 2% vào năm 2012 và dự báo tốc độ tăng trưởng năm 2013 khoảng 3,3%. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện khủng hoảng thế giới, các nước cần tập trung nỗ lực tập thể cho sự phát triển thương mại chứ không nên tiến hành các biện pháp bảo hộ hiện vẫn đang được gia tăng, áp dụng tại một số nước. Việc gia nhập WTO cho phép Nga tham gia đầy đủ vào công việc soạn thảo và hoàn thiện các tiêu chuẩn thương mại thế giới. Nga cho rằng một số nước ngăn không cho nhập hàng hóa của Nga vào thị trường của họ như phân bón, hóa chất, hóa dầu, xăng dầu, sản phẩm công nghiệp kim khí… một cách không có cơ sở.
Về hệ thống tài chính thế giới, Nga ủng hộ hệ thống tài chính thế giới trong đó có việc cải cách Quỹ Tiền tệ quốc tế, chống lại việc thành lập các hội đồng, các quỹ mới và các tổ chức quốc tế khác. Tổng thống Nga V. Pu-tin nhấn mạnh, sự thay đổi trong Quỹ Tiền tệ thế giới chỉ là một phần trong cải cách cấu trúc tài chính thế giới.
Nguyên thủ các nước G8 tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2013 tại Lốc Ơ-ni (Lough Erne) Bắc Ai-len. |
Thông cáo chung nhận được sự đồng thuận của tất cả các bên
Diễn ra trong bầu không khí căng thẳng do mâu thuẫn của lãnh đạo các nước thành viên về chương trình nghị sự, sau 2 ngày thảo luận và cọ xát quan điểm, lãnh đạo các thành viên G8 đã đạt được sự đồng thuận về nội dung bản Thông cáo chung nhưng không có sáng kiến đột phá.
Về vấn đề thuế, lãnh đạo 8 nước đạt được nhận thức chung về chế độ thuế công bằng và tăng cường tính minh bạch. Lãnh đạo các nước G8 cho rằng, cơ quan thuế các nước cần phải chủ động chia sẻ thông tin, kiên quyết chống lại các hành vi trốn và lậu thuế; cần sửa đổi quy định về thuế và yêu cầu các công ty xuyên quốc gia báo cáo với cơ quan thuế về nơi đóng thuế và loại thuế mà họ đóng để tránh hiện tượng trốn thuế thông qua hoạt động chuyển các khoản lợi nhuận sang nước khác; các nước phát triển cần hỗ trợ các nước đang phát triển tham gia nỗ lực chống thất thu thuế và trốn thuế.
Về hoạt động thương mại, lãnh đạo các nước G8 cho rằng, chính phủ các nước cần hạn chế chủ nghĩa bảo hộ; phê chuẩn Hiệp định Thương mại nhằm thúc đẩy việc làm và tăng trưởng của thế giới; cần công bố thông tin về các mặt: pháp luật, dự toán ngân sách, chi tiêu tài chính, hợp đồng chính phủ để tiện cho người dân tìm hiểu và giám sát. Tuy nhiên, Tuyên bố chung của G8 sử dụng một lượng lớn từ "cần phải" nhưng lại không đưa ra được các biện pháp cải cách cụ thể.
Về tình hình Xy-ri, có thể thấy chủ đề Xy-ri bao trùm bầu không khí chính trị của Hội nghị thượng đỉnh G8 năm nay. Trước khi diễn ra Hội nghị G8, giới phân tích chính trị quốc tế dự báo, tại diễn đàn năm nay, Tổng thống Nga V. Pu-tin sẽ phải chứng kiến cuộc đấu “1 chọi 7” giữa một bên là Nga ủng hộ Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát với bên kia là 7 thành viên còn lại của G8 yêu cầu loại bỏ ông B. Át-xát như là một điều kiện tiên quyết cho tiến trình chính trị ở Xy-ri. Tuy nhiên, Tổng thống Nga V. Pu-tin cho biết, tại Hội nghị, Nga đã không rơi vào tình cảnh cuộc đấu “1 chọi 7”. Thông cáo chung đã khẳng định điều đó bởi nhiều quan điểm của Nga về Xy-ri đã được các thành viên khác của G8 “lắng nghe” và chia sẻ.
Do đó, tuy Hội nghị cấp cao G8 lần này không đưa ra được giải pháp mang tính đột phá để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Xy-ri nhưng đã thống nhất được 6 nội dung quan trọng: (1) các nước G8 cam kết cùng phối hợp nỗ lực để đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng kéo dài ở Xy-ri; (2) không đề cập đến việc Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát phải ra đi hay ở lại; (3) yêu cầu các bên xung đột, cả Chính phủ Xy-ri cũng như lực lượng đối lập, tham gia Hội nghị hòa bình về Xy-ri tại Giơ-ne-vơ càng sớm càng tốt, theo tinh thần nghiêm túc và xây dựng, nhằm thành lập một chính phủ chuyển tiếp trên cơ sở đồng thuận và có toàn quyền định đoạt tình hình chính trị ở Xy-ri; (4) bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về sự gia tăng nguy cơ chủ nghĩa khủng bố và cực đoan cũng như xung đột giáo phái trong cuộc xung đột tại Xy-ri. Các nước G8 sẽ phối hợp với các bên ở Xy-ri nhằm loại bỏ mạng lưới khủng bố “An Kê-đa” (“Al-Qaeda”) và các tổ chức có liên quan tới mạng lưới này; (5) lên án bất kỳ hình thức sử dụng vũ khí hóa học nào, từ phía bất cứ bên nào đang xung đột ở Xy-ri và kêu gọi tất cả các bên cho phép các thanh sát viên của Liên hợp quốc tiến hành thanh sát về việc sử dụng vũ khí hóa học ở nước này: (6) các nước G8 sẽ viện trợ nhân đạo bổ sung 1,5 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu nhân đạo tại Xy-ri và các nước láng giềng.
Về vấn đề chuyển giao vũ khí cho các bên ở Xy-ri, tại cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị G8, Tổng thống Nga V. Pu-tin tuyên bố, Mát-xcơ-va không loại trừ khả năng thực hiện một đợt chuyển vũ khí mới cho chính quyền Xy-ri vì sự chuyển giao đó không vi phạm bất cứ điều luật quốc tế nào. Tổng thống V. Pu-tin cũng cho biết, việc các nước phương Tây chuyển vũ khí cho phe nổi dậy Xy-ri sẽ phản tác dụng vì theo quan điểm của Mát-xcơ-va, không có một điều luật quốc tế nào cho phép các bên chuyển giao vũ khí cho các lực lượng đối lập ở Xy-ri. Tổng thống Nga V. Pu-tin nhận định, số vũ khí được chuyển cho quân nổi dậy Xy-ri một ngày nào đó có thể sẽ được sử dụng để chống lại chính các nước châu Âu. Trong khi đó, tại Mát-xcơ-va, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp tuyên bố, Nga đang tận dụng mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn cuộc xung đột ở Xy-ri leo thang thành một một cuộc xung đột khu vực trên diện rộng. Ông X. La-vrốp cho biết, nhiệm vụ chính hiện nay của Mát-xcơ-va là đưa Chính phủ Xy-ri và các lực lượng đối lập ngồi vào bàn đàm phán nhằm khởi động tiến trình chính trị nội bộ của Xy-ri.
Về tình hình trên bán đảo Triều Tiên, Tuyên bố chung G8 nêu rõ, Triều Tiên cần hoàn toàn từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa cũng như chấm dứt hành động khiêu khích; cộng đồng quốc tế yêu cầu Bình Nhưỡng cần tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế; yêu cầu Bình Nhưỡng tham gia môt cách xây dựng chương trình nghị sự các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Triều Tiên và kiềm chế, tránh những hành động khiêu khích. Thông cáo chung của G8 kêu gọi cộng đồng quốc tế cần đảm bảo thi hành tất cả các quyết định trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên liên quan tới chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Về triển vọng kinh tế thế giới, Thông cáo chung G8 đưa ra nhận định, triển vọng kinh tế thế giới vẫn mờ nhạt cho dù nguy cơ sụt giảm tăng trưởng đã dịu bớt nhờ vào các chính sách tài chính được thực hiện ở Mỹ, Eurozone và Nhật Bản. Thông cáo chung của G8 nói rõ, tuy nguy cơ sụt giảm tăng trưởng kinh tế ở Eurozone đã không còn cao như trước, nhưng khu vực này vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy thoái. Tại Mỹ, kinh tế đã lấy lại đà phục hồi, thâm hụt ngân sách nhà nước giảm nhanh, nhưng Oa-sinh-tơn cần duy trì các chính sách tài chính cân bằng trong trung hạn và tăng cường đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng. Thông cáo chung của G8 nhấn mạnh, Nhật Bản cần định hình chính sách tài chính trung hạn đáng tin cậy. Lãnh đạo các nước G8 cho rằng, chính sách tài chính cần tạo ra sự linh hoạt trong ngắn hạn sao cho phù hợp với các điều kiện kinh tế khác nhau và cần dựa trên các hoàn cảnh kinh tế của mỗi quốc gia.
Triển vọng Hiệp định hợp tác thương mại và đầu tư Mỹ - EU
Về Hiệp định hợp tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP (Transatlantic Trade and Investment Partnership) giữa Mỹ và EU, tại Hội nghị thượng đỉnh G8 năm nay, Thủ tướng Anh Đa-vít Ca-mơ-rôn, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Giô-xê Ma-nu-en Ba-rô-xô đã có cuộc họp báo về quá trình đàm phán nhằm ký kết Hiệp định này. Theo Thủ tướng Anh Đa-vít Ca-mơ-rôn, thỏa thuận này sẽ tạo ra ảnh hưởng to lớn hơn tất cả các thỏa thuận thương mại khác trên thế giới bởi Mỹ và 27 quốc gia EU chiếm gần một nửa nền kinh tế toàn cầu với kim ngạch hằng năm lên tới 1.000 tỷ USD.
Theo Thủ tướng Anh Đa-vít Ca-mơ-rôn, Hiệp định hợp tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương Mỹ - EU có thể đem lại lợi ích kinh tế mỗi năm 157 tỷ USD cho các nước châu Âu, 126 tỷ USD cho kinh tế Mỹ và 133 tỷ USD cho các nước khác trên thế giới. Theo Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma, đây cũng là ưu tiên của Mỹ và ông hy vọng, Hiệp định này có ý nghĩa quan trọng không kém gì các cam kết về ngoại giao và an ninh mà hai bên đã từng ký kết.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán sắp tới giữa Mỹ và EU về TTIP được cho là sẽ rất khó khăn. Ngay trước khi tiến hành đàm phán, các nước EU đã đồng ý với đề nghị của Pháp về việc loại bỏ ngành công nghiệp phim ảnh, âm nhạc và truyền hình Âu châu ra khỏi thỏa thuận này.
Về Hội nghị thượng đỉnh G8 năm 2014
Từ ngày 01-01-2014, Nga sẽ nhận chuyển giao quyền Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh G8 lần thứ 40 từ Anh. Tại Hội nghị G8 lần này, Tổng thống Nga V. Pu-tin công bố mốc tiến hành Hội nghị thượng đỉnh G8 lần thứ 40 vào ngày 04 và ngày 05-6-2014. Theo Tổng thống Nga V. Pu-tin, Hội nghị thượng đỉnh G8 lần thứ 40 sẽ được tổ chức tại Xô-tri trên cơ sở hạ tầng của Thế vận hội Ô-lim-pic Mùa Đông được tổ chức vào đầu năm 2014. Như vậy, Nga sẽ không cần đầu tư gì thêm cho việc xây dựng cơ sở vật chất cho Hội nghị thượng đỉnh G8 trong năm Nga là Chủ tịch./.
Khoa học tổ chức và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (28/06/2013)
Tổng Bí thư gửi điện cảm ơn tới Thủ tướng Thái Lan  (27/06/2013)
Tổng Bí thư kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Thái Lan  (27/06/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay