Đẩy mạnh hợp tác, giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ
Tại chương trình giao thương, ông Ranjit Rae, Đại sứ Ấn Độ nhấn mạnh: Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ hữu nghị và truyền thống hợp tác lâu đời. Hiện, Ấn Độ là một trong mười đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và chương trình giao thương này sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Đoàn doanh nghiệp Ấn Độ sang Việt Nam lần này hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản, dệt may, máy móc thiết bị may, thiết bị điện, phụ tùng ô-tô, dược phẩm... và cùng có nguyện vọng đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt trước mắt sẽ thiết lập nhà máy sản xuất chỉ cot-ton tại Việt Nam.
Năm 2012 là năm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, nhưng kim ngạch thương mại song phương vẫn đạt mức tăng trưởng khá và trong 4 tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch thương mại song phương đã đạt trên 1,8 tỷ USD và với tốc độ này thì dự kiến đến cuối năm 2013, tổng kim ngạch thương mại song phương hai nước sẽ đạt trên 5 tỷ USD. Về đầu tư những năm vừa qua thì chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của các nhà đầu tư Ấn Độ tại Việt Nam và thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư tại Việt Nam và ngược lại, Ấn Độ cam kết và tiếp tục đón nhận các nhà đầu tư của Việt Nam sang Ấn Độ.
Ông Ranjit Rae cho rằng: Với quan hệ hữu nghị và truyền thống hợp tác giữa hai nước thì quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, chưa đáp ứng được yêu cầu giữa hai nước. Vì vậy, ông hy vọng, kết thúc cuộc giao thương lần này, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ấn Độ sẽ hiểu về nhau, có thể kết nối với nhau và có chương trình hợp tác cụ thể để tăng cường đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song phương giữa hai nước.
Cũng tại chương trình giao thương, ông Pankaj Kapoor, Chủ tịch HCCI cam kết: Các doanh nghiệp Haryana nói riêng và các doanh nghiệp Ấn Độ nói chung sẽ tăng cường hợp tác, giao thương để đóng góp vào hợp tác kinh tế thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ. Đặc biệt, Ấn Độ cũng như các nước Đông Nam Á không thể tách mình ra khỏi sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu do vậy Ấn Độ và các nước Đông Nam Á đã có sự thỏa hiệp rất tốt, giảm thuế nhiều mặt hàng để có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với Ấn Độ trong thời gian tới.
Ông Trần Quang Huy, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Phi - Tây Á - Nam Á (Bộ Công Thương) đánh giá cao sự hợp tác và tiềm năng của Ấn Độ trong hợp tác với Việt Nam thời gian qua. Đồng thời khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác với Ấn Độ trong cả khuôn khổ song phương và đa phương. Hiện, Việt Nam đã và đang trở thành đối tác quan trọng của Ấn Độ về thương mại, đầu tư và là một trong những trọng tâm trong chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ là thị trường rộng lớn, có tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ... là cơ hội hấp dẫn để đẩy mạnh đầu tư của Việt Nam./.
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác tìm kiếm hài cốt quân nhân bị mất tích trong chiến tranh  (20/05/2013)
Thư của Chủ tịch nước nhân Ngày phòng chống thiên tai  (20/05/2013)
Tổng kết tám năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng  (20/05/2013)
Tập huấn chiến lược phát triển thông tin đối ngoại  (20/05/2013)
Khai mạc Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII  (20/05/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên