Đề xuất ưu tiên phát triển cho Việt Nam sau 2015
Hội thảo có sự tham gia của đại diện 8 nhóm dân cư gồm thanh niên, người có tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo nông thôn, người nghèo thành thị, người khuyết tật, người sống chung với HIV và khu vực tư nhân.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng Việt Nam đang cùng 189 quốc gia trên thế giới hướng về năm 2015 - mốc thời gian đánh dấu kết thúc quá trình thực hiện cam kết Thiên niên kỷ và hoàn thành các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Sau hơn 10 năm thực hiện, thế giới đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, trong đó Việt Nam bằng những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Chính phủ đã được công đồng quốc tế ghi nhận là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu cho biết Việt Nam đã giảm được một nửa tỷ lệ nghèo cùng cực và giảm tỷ lệ nghèo ở cả khu vực thành thị và nông thôn; cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 2002, đang phấn đấu thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông. Việt Nam cũng được ghi nhận không còn sự khác biệt về giới trong tiếp cận giáo dục và đứng ở vị trí khá cao về xếp hạng chỉ số bình đẳng giới của thế giới.
Nhiều chỉ số liên quan đến giảm tỷ lệ tử vong trẻ em và cải thiện sức khỏe bà mẹ có xu hướng khả quan, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2015. Việt Nam cũng thực hiện thành công chiến lược phòng chống HIV/AIDS, phấn đấu duy trì tỷ lệ lây nhiễm HIV ở mức dưới 3%.
Với những thành tựu ấn tượng đạt được về các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và không dừng lại vào năm 2015, bà Pratibha Mehta cho biết Liên hợp quốc đã tiến hành công tác chuẩn bị xây dựng một chương trình nghị sự phát triển của các quốc gia trên thế giới sau năm 2015, khi các mục tiêu Thiên niên kỷ hết thời hạn thực hiện.
Liên hợp quốc đã lựa chọn một số quốc gia trong đó có Việt Nam để thực hiện các tham vấn quốc gia. Kết quả tham vấn quốc gia ở Việt Nam được xem là đóng góp quan trọng vào quá trình quyết định chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 của Liên hợp quốc.
Tại Hội thảo, đại diện các nhóm tham vấn đã bày tỏ những nguyện vọng nhằm bảo đảm nhu cầu xã hội công bằng hơn, có việc làm tốt và ổn định, có khả năng tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với giá cả hợp lý, tiếp cận tới giáo dục và được dạy nghề.
Cụ thể, nhóm thanh niên chú trọng tới vấn đề sức khỏe sinh sản, trẻ nhỏ được sinh ra khỏe mạnh và được bảo vệ, sự tham gia của thế hệ trẻ và các vấn đề liên quan đến môi trường. Người già mong muốn có những hệ thống bảo trợ xã hội, hệ thống chăm sóc chất lượng cao với chi phí hợp lý; có ý nghĩa đối với xã hội hơn, được gắn kết với gia đình nhưng vẫn độc lập.
Khu vực tư nhân đòi hỏi đẩy mạnh vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong việc hoạch định chính sách và cần phải có cách tiếp cận đa chiều từ các bên liên quan để thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững; cải thiện hoạt động đào tạo nghề và thúc đẩy cầu nối giữa các đơn vị đào tạo và cộng đồng doanh nghiệp...
Trong lộ trình phát triển của Việt Nam sau năm 2015, Tổ công tác tham vấn quốc gia của Liên hợp quốc, các chuyên gia, tư vấn đã tập trung đề xuất các vấn đề lớn. Cụ thể, biến đổi khí hậu là một trong những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt với rủi ro do mực nước biển dâng, trong khi ngành Nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế và là sinh kế của người dân.
Hội nhập kinh tế toàn cầu vừa là động lực đem lại những thành công về mặt kinh tế nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những hình thức rủi ro mới, đòi hỏi Việt Nam phải khẩn trương đẩy mạnh cải cách. Sự chuyển dịch về dân số của Việt Nam, xu hướng gia tăng dân số của cả nhóm người trẻ và người già cũng sẽ tạo nên sự thay đổi đáng kể trong thành phần lực lượng lao động./.
Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh thăm Singapore  (20/03/2013)
Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hơn 900.000 tấn gạo  (20/03/2013)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tại TP. Hồ Chí Minh giảm 0,29%  (20/03/2013)
Nâng tầm quan hệ đầu tư, thương mại Việt Nam - Myanmar  (20/03/2013)
Điều chỉnh ưu tiên, giữ nguyên định hướng  (20/03/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên